• 検索結果がありません。

Việt dịch: Lê Hồng Sơn 116 là căn bản. 2. vì sáu loại Phiền Não này là căn bản tạo ra muôn vàn tội ác. Tất cả tội nghiệp của chúng sanh, như sát, đạo, dâm, vọng, vân vân, đều do sáu thứ Phiền Não này phát động và tạo ra, nên gọi là Căn Bản. Phẩm Phổ Hiền Hạnh Nguyện nói: Do tham, sân, si phát xuất ra ở thân, khẩu, ý là căn nguyên chúng sanh tạo ra các điều ác, nên gọi là Phiền Não Căn Bản. Sau đây giới thiệu về Căn Bản Phiền Não:

Luận Đại Thừa 100 Pháp 117 thường, không biết cái khổ ở đó. Đã không biết khổ sở, lại còn lưu luyến ngục tù trong Ba Cõi, đắm say trong sanh tử, oan gia mà không mong ra khỏi, không nghĩ đến giải thoát, giống như con dòi trong đống phân, đâu có khác gì? Giáo pháp Đức Phật có nói: Chết nương nơi sống mà đến. Nếu chúng ta không sanh thì đâu có chết?

Phải thấy có sanh thì cuối cùng có chết. Đã khóc lúc sanh, chớ lo sợ lúc chết. Nay ai ai cũng tham sống ghét chết, há không là ngu si lắm sao! Thật là đáng thương, vì tham sống chính là biểu hiện sự tham đắm trong Ba Cõi.

b) Tiền của, lương thực là dụng cụ, môi trường.

Phần trên nói Ba Cõi là đề cập đến quả. Câu này nói của cải, dụng cụ là đề cập đến nhân. Ý nói chúng sanh luân hồi sống chết trong Sáu Đường, Ba Cõi thì chắc chắn phải chuẩn bị bao nhiêu tiền của và dụng cụ? Tức là đối với Năm Dục, Sáu Trần trong thế gian chìm đắm, yêu thương. Rồi từ đó khởi lên Hoặc tạo ra Nghiệp thì, ắt phải, vời khổ quả trong Ba Cõi đến ta. Kinh Bát Đại Nhân Giác nói: Ham muốn nhiều là khổ, sống chết nhọc nhằn, từ tham dục mà ra. Đó là lý do chúng sanh luân hồi sống chết trong Ba Cõi không ngừng, đều do Năm Dục, Sáu Trần mà ra. Nhưng tham dục chúng là sự biểu hiện sự đắm nhiễm tài, vật trong Ba Cõi. Đó là thể tánh của Tham.

2) Nghiệp dụng của tham.

Cũng chia hai phần:

Việt dịch: Lê Hồng Sơn 118 a) Có khả năng làm chướng ngại căn lành Không Tham. Không Tham là nguyên động lực chúng ta tạo tác các việc lành, nên gọi là căn lành. Còn Tham là căn bản của tất cả việc ác. Hai điều này đối lập nhau, Tham có thể làm chướng ngại Vô Tham không thể phát sanh.

b) Sanh ra các nỗi khổ. Vì Tham hay vời gọi khổ đau của sống, chết và Tham cùng Ba Đường Dữ tương ứng. Đó là nghiệp dụng của Tham.

Như trên nghiên cứu có thể biết lỗi lầm cực lớn của Tham Ái (tham lam và luyến ái). Người ta phải rất cảnh giác. Tham và Ái tên khác, thể đồng. Du Già luận Ký nói: Đặc biệt người tu hành Tịnh Độ, đối với Tham và ái càng quan tâm hơn, mới tránh được sự sai lầm về sanh tử là việc lớn. Đại sư Hám Sơn nới: Niệm Phật cầu sanh Tịnh Độ, vốn là hiểu rõ sanh tử là việc lớn. Nếu không biết rõ gốc rễ của sanh tử thì cuối cùng hướng tâm về đâu mà niệm Phật. Người xưa nói: Nghiệp không nặng không sanh Ta Bà; Ái không dứt không sanh Tịnh Độ, thì biết rằng Ái là gốc rễ của sanh tử. Từ khi có sanh tử đến nay, bao nhiêu thân mạng, bao nhiêu cuộc đời, sống đi sống lại đều từ Ái Dục lưu chuyển mà ra. Giờ đã niệm Phật, từng niệm cần dứt gốc rễ của Ái Dục. Hằng ngày, niệm Phật tại nhà, đối với con cháu, tài sản không còn buộc chặt bởi yêu thương, luyến tiếc. Không việc gì mà chẳng nhớ đến niệm Phật thì đâu còn sống trong cảnh sanh tử nữa. Vì vậy khuyên người niệm Phật: Tâm luôn

Luận Đại Thừa 100 Pháp 119 đặt việc sống chết làm đầu và thiết tha dứt trừ tâm sanh tử. Từng niệm cốt dứt trừ tâm sanh tử thì lúc ấy, trong từng niệm, rõ thấu được sanh tử.

3) Đối trị tham. Tham ái là căn bản sanh tử của chúng ta. Làm thế nào chuyển tham ái từ nặng nề sang nhẹ nhàng. Đại sư U Khê, đời Minh trong Tịnh Độ Pháp Ngữ nói: Người muốn nhẹ nhàng Ái Dục, không gì bằng chấm dứt cảnh xung quanh mình. Muôn cảnh đều không thì vạn duyên vắng lặng. Nhất niệm tự thành. Nhất niệm của mình đã thành thì mọi vướng mắc Ái Dục đều chấm dứt. Ngăn chặn ngoại cảnh có cách nào thoát không?

Người muốn ngăn chặn ngoại cảnh chẳng phải trừ bỏ vạn hữu, cũng chẳng phải nhắm mắt không nhìn, vì cảnh vốn đã không thực nên hiểu gốc thì biết ngọn cũng không. Vạn hữu vốn là bất hữu (chẳng có), vì có Tình mà Có (vạn hữu). Tình còn thì vật còn, tình không thì vật không. Muôn pháp không thì bản tánh biểu hiện. Bản tánh hiện nên tình niệm hết, tự nhiên như vậy. Chẳng cần miễn cưỡng. Kinh Lăng Nghiêm nói: Thấy và duyên để thấy đều là tướng của tưởng, như hoa đóm giữa hư không, vốn không có thật. Cái thấy này và cái duyên ấy vốn là thể tánh sáng suốt vắng lặng nhiệm mầu của Tâm Bồ Đề (Bồ đề diệu tịnh minh thể). Tại sao trong tâm ấy lại có đúng sai, phải quấy? Kinh nói: Kiến (thấy) là chỉ cho kiến phần năng duyên. Cái duyên để thấy (kiến duyên) chỉ cho tướng phần của sáu trần sở duyên. Tưởng tức là sáu thức vọng tưởng. Tướng đó là thân tướng sáu

Việt dịch: Lê Hồng Sơn 120 căn. Vì vậy, muốn ngăn chặn ngoại cảnh, không gì bằng, thấu hiểu muôn vật vốn không thật. Thấu rõ muôn vật không thật thì tình tự dứt. Tình dứt thì ái không sanh, chỉ có tâm biểu hiện thôi. Kinh Viên Giác nói: Biết ảo thì liền bỏ, không cần dùng đến phương tiện. Bỏ ảo liền giác, nào có lần lượt.

Chúng ta nếu thấu hiểu được Lý Duyên Sinh của muôn pháp hư ảo, không thật thì nhớ nghĩ về tham ái từ từ phai dần, cho đến dừng hẳn, không còn sanh nữa.

ドキュメント内 Microsoft Word - DAI THUA 100 PHAP _hoan chinh_.doc (ページ 116-120)