• 検索結果がありません。

Đây là một thứ tâm sở lanh lợi hết sức, là sự tác dụng nhanh chóng của tâm lý. Tác là xuất hiện, nổi lên.

Ý là ý niệm. Tác ý là sự xuất hiện của ý nghĩ. Khi chúng ta nhận thức một cảnh sắc nào đó, trước hết tác ý đối với cảnh ấy, rồi mới có thể nhận thức được. Nếu như không tác ý với cảnh ấy mà là xuất hiện ý, nghĩ về cảnh ấy, thì cảnh sắc, tuy trước mắt, cũng không nhận Thức được.

Sách Đại học có nói: Tâm không có ở đó thì nhìn mà không thấy, lắng mà không nghe, ăn mà không biết ngon. Du Già Sư Địa Luận, quyển 1, cũng nói: Tuy mắt không hư, đối với cảnh sắc trước mắt, có thể sanh tác ý (ý niệm). Nếu tác ý không khởi lên thì cái mà nhãn thức sanh ra, chắc chắn không sanh được. Tuy mắt không hư, cảnh sắc trước mắt, cũng có thể sanh tác ý (ý niệm), dù ý niệm hiện khởi, cái mà nhãn thức sanh ra mới có thể sanh ra được.

Câu trên có nghĩa: sự sanh khởi của nhãn thức là hiện hành thì phải có tác ý trợ duyên. Không chỉ như thế cho đến tám thức tâm vương, hoặc là sự sanh khởi của các tâm sở khác cũng phải có tác ý tâm sở làm trợ duyên cho.

Luận Đại Thừa 100 Pháp 63 Trên đã tiến bộ một bước trong việc nghiên cứu tác ý là một loai tác dụng của tâm lý như thế nào? Ngẫu tổ trong sách Bách Pháp Trực Giải nói: Tác ý là loại tâm cảnh giác, khiến cho khởi lên hiện hành dùng làm thể tánh, hướng dẫn sự hiện khởi của tâm đến cảnh sở duyên dùng làm nghiệp dụng (tác dụng của nghiệp). Vì tâm sở tác ý có hai loại tác dụng (cho đến mỗi tâm sở trong 51 loại tâm sở cũng đều có hai tác dụng này): 1) Thể tánh:

cũng gọi là thân tác dụng (tác dụng của chính mình); 2) Nghiệp dụng (tác dụng của nghiệp) cũng gọi là sở tác dụng (tác dụng rõ ràng). Ví như lửa là một pháp. Tánh ấm của nó là thân tác dụng, lại lửa có thể thiêu đốt là sở tác dụng. Nước là một pháp. Tánh thấm ướt của nó là thân tác dụng, lại nước có thể thấm nhuần vạn vật là sở tác dụng.

1) Thể tánh của tác ý: Thân tác dụng của tâm sở tác ý là gì ? Một loại tâm cảnh giác, khiến cho hiện hành phát khởi. Nghĩa là cái gọi là tác ý là một loại tác dụng tâm lý vô cùng nhanh nhẹn. Tuy nhiên, loại tác dụng tâm lý này còn ở dạng chủng tử tiềm phục, tức là tâm lý có khả năng đáp ứng. Chửng tử của tâm sở khiến cho phát khởi hiện hành. Ví như nhiều người cùng ở trong một phòng, đêm đến, có kẻ trộm lẻn vào, có một người trong đám cảnh giác rất cao, phát giác kẻ trộm kia. Người ấy tuy nằm dài trên giường liền kêu mọi người còn lại thức dậy. Tác ý cũng như thế, chủng tử của nó có khả năng

Việt dịch: Lê Hồng Sơn 64 cảnh giác chủng tử tâm vương và tâm sở, khiến cho khởi lên hiện hành.

2) Nghiệp dụng của tác ý: Trên đã đề cập về thể tánh của tác ý, giờ ta nói về nghiệp dụng của nó. Nghiệp dụng ấy là hướng dẫn tâm hiện khởi đi đến cảnh sở duyên. Vì tác ý còn có khả năng dẫn đạo tâm vương, tâm sở khởi ra đã hiện hành, hướng đến cảnh giới sở duyên.

Tóm lại, tác ý có hai tầng tác dụng: 1) Khiến cho tâm chưa khởi thì khởi; 2) Khiến tâm khởi rồi đi đến cảnh.

Hỏi: Đã phân tích kỹ lưởng tâm sở tác ý, sao lại còn có tác dụng?

Đáp: Có thể áp dụng vào việc tu theo pháp môn niệm Phật. Tại sao? Nếu dùng trí huệ quán chiếu bất cứ pháp nào trong 100 pháp thì, ngay bây giờ, có thể khiến cho chúng ta làm theo điều tốt, tránh điều xấu, bình an, tốt đẹp. Trong tương lai, có thể làm cho chúng ta thoát ly sanh tử, thành Phật đạo. Khi học xong 100 pháp, chúng ta có thể ứng dụng vào việc tu tập, có được hay không?

Một pháp tác ý cũng như thế. Người tu theo Tịnh Độ có thể xử dụng tác dụng của tác ý để tự giúp việc trì danh niệm Phật. Bởi vì niệm Phật chính là tác ý. Tác ý mới có thể lắng tai nghe kỹ, bằng toàn tâm toàn ý khi niệm danh hiệu Phật.

Tổ Ấn Quang từng chỉ dạy cho chúng ta; mới bắt đầu niệm, chưa thể thân chứng Tam Muội, người lại có thể không có vọng niệm? Cái đáng quý là tâm luôn tỉnh

Luận Đại Thừa 100 Pháp 65 thức, không theo vọng niệm. Đó chính là công phu tác ý.

Ví dụ hai quân đắp luỹ nghinh chiến, chắc chắn là phải giữ gìn thành quách của mình thật vững, không để quân giặc xâm phạm. Chờ đợi quân giặc phát động, tức thì nghinh chiến. Bằng cách sử dụng binh tỉnh thức, bao vây quân giặc bốn mặt, lên trời không xong, xuống đất không được, thì chúng tự tiêu diệt lấy hay ra đầu hàng. Điều quan trọng phải chú ý là chủ soái không u mê, không biếng nhác, luôn luôn cảnh giác. Nếu u mê và lười biếng một chút, không chỉ không thể giết giặc mà còn bị giặc giết. Cho nên người niệm Phật, không biết nhiếp tâm, càng niệm càng sanh vọng tưởng. Nếu có thể nhiếp tâm thì vọng tưởng từ từ giảm nhẹ, không còn nữa. Vì vậy:

người học đạo giống như người giữ thành, ngày ngăn sáu giặc, đêm tỉnh thức. Tướng quân, chủ soái có khả năng thi hành mệnh lệnh; chẳng động can qua cũng thái bình.

ドキュメント内 Microsoft Word - DAI THUA 100 PHAP _hoan chinh_.doc (ページ 62-65)