• 検索結果がありません。

Luận Đại Thừa 100 Pháp 127 c) Trì danh hiệu Phật. Đây là phương pháp tối ưu, đơn giản, dễ dàng nhất, đó là một niệm tâm Sân mới khởi lên, nhanh chóng niệm mười câu Phật. Căn cứ vào Quán Kinh nói: Nếu chúng ta chí tâm niệm Nam Mô A Di Đà Phật. Vì xưng danh hiệu Phật nên trong từng niệm trừ được tám mươi ức kiếp tội sanh tử. Đã như thế, niệm Phật có thể diệt tội, nên biết chỉ cần chúng ta nhất tâm trì niệm danh hiệu Phật A Di Đà, từng câu, từng câu chuyên niệm liên tục, thì có thể chế ngự được lửa Sân và cuối cùng chắc chắn được giải thoát.

Việt dịch: Lê Hồng Sơn 128 vô nhân. Tự cho mình hơn hết, trong đời không ai bằng mình. Đó là thể tánh của Mạn.

Nếu dựa vào Duy Thức luận thì Kiêu và Mạn khác nhau. Khác nhau như thế nào?

a) Kiêu là một tiểu tùy phiền não, lấy một phần tham ái làm thể; còn Mạn là một trong căn bản phiền não.

b) Kiêu chỉ ở mình, Mạn đối với người khác mà nói. Kiêu tức là nhiễm thói tự cho mình quan trọng và ngạo ngễ là tánh. Khi Kiêu cùng cực chưa chắc xúc phạm người khác, nên Kiêu và Mạn khác nhau.

2) Chủng loại của mạn.

Mạn có bảy loại hay chín loại không giống nhau.

Luận Thành Duy Thức, quyển 6, nói: Những khác nhau của Mạn có bảy hay chín loại. Vì đối với ba phẩm, từ ngã, đức sanh ra. Trước hết nói về bảy loại Mạn:

a) Mạn: Chia hai loại: không kính trọng người bằng mình mà trong tâm cao ngạo. Khinh thường người kém hơn mình và trong tâm cao ngạo, coi thường đạo đức, học vấn của người.

Hai loại tâm Ngã Mạn này được dựa vào hai phẩm trung và hạ của chúng sanh mà nổi lên.

b) Quá Mạn: Chia hai loại: với người bằng lại xem là kém hơn mình, nghĩa là bằng nhau mà cho mình hơn. Trong lòng ôm tâm cao ngạo luôn cho mình hơn người. Đối với người hơn mình lại cho là bằng và luôn cao ngạo như vậy, lại còn cho mình và người bằng nhau.

Luận Đại Thừa 100 Pháp 129 Loại tâm Ngã Mạn này được dựa vào hai phẩm thượng và trung của chúng sanh mà khởi lên.

c) Mạn quá mạn: Đối với người hơn mình lại cho là kém. Trong lòng cao ngạo, biết rõ người hơn mình mà cứ cho là mình hơn.

Loại tâm ngã mạn này được dựa vào thượng phẩm của chúng sanh mà khởi lên.

d) Ngã mạn: Trong bảy loại mạn, đây là mạn căn bản, vì bên trong chúng sanh chấp có một cái ngã, nên đối với người khác nổi lên tâm cao ngạo cho rằng không ai bằng ta. Bên ngoài lại chấp có ngã sở và cho cái gì của ta là hơn hết.

Loại tâm ngã mạn này được dựa vào ngã mà nổi lên. Tất cả phàm phu đều có ngã chấp nên chắc chắn có ngã mạn.

e) Tăng thượng Mạn: Tăng thượng có nghĩa rất mạnh. Vì ngã mạn chưa trừ, khi siêng năng tu hành đến được một cảnh giới nào đó liền sanh tâm cao ngạo, cho ta đã chứng được thánh quả.

f)Ty liệt Mạn: Có hai loại: Chính mình quá kém mà cho là kém ít. Tuy biết người hơn mà không chịu kính trọng, lại nói người giỏi kệ người, ta dở mặc ta, không chịu học tập thật là đáng thương.

g) Tà Mạn: Làm ra những việc ác mà còn đề cao, tự thị ta đây.

Tóm lại, bảy loại Mạn trên sanh ra từ năm chỗ.

Phẩm trung, hạ sanh ra mạn. Phẩm thượng, trung sanh ra

Việt dịch: Lê Hồng Sơn 130 quá mạn. Phẩm thượng sanh ra mạn quá mạn và ty liệt mạn. Dựa vào ngã mà sanh ra ngã mạn. Dựa vào đức tu hành mà sanh ra tăng thượng mạn và tà mạn. Cho đến chín loại mạn cũng không ngoài mạn, ty liệt mạn, quá mạn trong bảy mạn trên.

3. Nghiệp dụng của Mạn.

Bách Pháp Trực Giải nói: Mạn có thể làm chướng ngại bất mạn, sanh ra khổ đau là nghiệp. Nghiệp dụng của Mạn có hai:

a) Có thể ngăn cản bất mạn. Tướng Tông Cương Yếu nói: Không mạn là một phần cuả tâm sở tàm. Tàm là một trong những pháp lành. Đó là một loại tâm biết xấu hổ, biết phản tỉnh, năng lực tự giác. Một người, trong mỗi ngày đều phản tỉnh, tự biết và phát hiện ba nghiệp thân, khẩu ý cũa mình có nhiều chỗ không đúng với đạo lý, với tâm biết hổ thẹn tự nhiên sanh ra. Đó gọi là tàm. Nhưng bất tàm là một phần của tàm. Người có đủ tâm hổ (sỉ) và thẹn (tàm), dù có tu hành, luôn luôn biết công phu của mình rất nông cạn, không khoe khoang, cậy mình, thấy mọi người đều là Bồ Tát, chỉ có mình là phàm phu, tục tử. Như vậy, có thể thấy Mạn và Bất Mạn đối lập với nhau, nên gọi là năng chướng (hay chướng ngại, cản trở).

b) Sanh ra khổ đau. Vì nhân là tâm mạn nên có thể sanh ra quả khổ. Trong bảy mạn hay chín mạn, bất luận mạn nào, đều làm trở ngại cho sự hướng thượng, hướng thiện của chúng ta. Chỉ có một tâm mạn thôi, tự

Luận Đại Thừa 100 Pháp 131 nhiên mọi hiện trạng xuất hiện trước mắt, lại còn không mong cầu tiến bộ. Người có mạn tâm nặng nề, cho rằng không ai bằng mình và kết quả chỉ có tuột hậu, trôi lăn trong biển khổ, không ai cứu vớt mình được. vì vậy Luận A Tỳ Đạt Ma Tập gọi Tâm Mạn là Mạn Kết (hay Mạn Hoặc: phiền não trói buộc mình lại). Tập Luận nói: Vì bị mạn kết trói, buộc chặt vào ngã và ngã sở, không thể biết được, nên chấp ngã, ngã sở, rồi đưa đến làm nhiều việc bất nghĩa, không làm việc thiện. Do đó, ở đời sau hay vời quả khổ đến. Duy Thức Tâm Yếu, quyển 6, nói: Có tâm Kiêu Ngạo (mạn) đối với Tam Bảo, những người đạo đức mà không khiêm nhường thì ắt phải sanh ra người, ta (nhân ngã) nên đưa đến sanh, tử, luân hồi vô cùng, chịu những khổ đau. Vì vậy chúng ta phải cẩn thận, phòng ngừa tâm Kiêu Ngạo (mạn).

Kinh Pháp Hoa, phẩm Phương Tiện, nói: Ngã mạn từ kiêu căng mà ra, nịnh hót tâm không thật. Thực ra, mạn (kiêu mạn) là căn bản phiền não cần phải dứt bỏ.

Tâm thường tàm quý (hổ thẹn), nhờ đó mà đối trị được bệnh ngã mạn cho mình đúng, cho người sai, khen mình, chê người.

ドキュメント内 Microsoft Word - DAI THUA 100 PHAP _hoan chinh_.doc (ページ 127-131)