• 検索結果がありません。

Chấp Thủ Tướng: Vì dựa vào Sự Tướng Tương Tục, nên không thấu rõ thuận cảnh, nghịch cảnh

ドキュメント内 Microsoft Word - DAI THUA 100 PHAP _hoan chinh_.doc (ページ 135-139)

D: Vô Minh

3) Chấp Thủ Tướng: Vì dựa vào Sự Tướng Tương Tục, nên không thấu rõ thuận cảnh, nghịch cảnh

như không hoa; không thấu rõ tâm khổ, vui như ảo hóa.

Việt dịch: Lê Hồng Sơn 136 Chấp chặt vào đó, không buông bỏ, không thay đổi, gọi là Chấp Thủ Tướng.

4) Kế Danh Tự Tướng: Vì dựa vào Sự Chấp Chặt Sai Lầm ở trên, bèn Lập Giả Danh. Triệu Công nói: vật, thực sự, không có tên, tên không làm ra vật. Vì cái tên này, không đợi mắt thấy tướng thuận hay nghịch, chỉ nghe tên tốt, xấu, thiện, ác liền sanh mừng, giận. Đó là Kế Danh Tự Tướng.

5) Khởi Nghiệp Tướng: Vì trước dựa vào Tướng Danh Tự, tìm kiếm tên rồi chấp lấy. Dựa vào thô hoặc này phát động bảy chi của thân, khẩu (thân ba, khẩu bốn) tạo ra vô số nghiệp thiện, ác, bất động (thuộc ý nghiệp trong thiền định ở cõi Sắc và Vô Sắc). Ở trong ấy, tuy có thiện nghiệp và bất động nghiệp, nhưng có đủ nghiệp hữu lậu đều là nhân của khổ đau, nên gọi là Khởi Nghiệp Tướng.

6) Nghiệp Hệ Khổ Tướng: Nghiệp nhân đã thành, quả đến tất nhiên. Kinh Thư nói: Trời gây ra nhiều mầm ác còn có thể tránh được. tự mình gây ra mầm ác không thể trốn tránh. Kinh Niết Bàn cũng nói: Chẳng phải không gian, chẳng phải biển cả, chảng thể vào trong núi đá, không có một nơi nào trốn thoát mà không chịu quả báo. Chúng sanh bị nghiệp nhân thiện, ác buộc chặt nên cảm thọ khổ báo của sanh tử, ba cõi xoay vần, không lúc nào chấm dứt. Chánh Pháp Niệm nói: Như dây cột con chim bay, dù bay xa cách mấy cũng trở về. Chúng sanh

Luận Đại Thừa 100 Pháp 137 bị nghiệp dẫn dắt, phải biết, cũng như thế. Đó gọi là Nghiệp Hệ Khổ Tướng.

Trên là trình bày Tam Tế, Lục thô nếu phối hợp với tướng của ba loại tạp nhiễm (hoặc, nghiệp, khổ) thì tứ tướng trong Lục Thô, cho đến ngược lên đến Căn Bản Vô Minh đều gọi là nhân quả của hoặc (phiền não).

Tướng thứ năm: Khởi Nghiệp Tướng là nghiệp duyên.

Tướng thứ sáu: Nghiệp Hệ Khổ Tướng là quả khổ. Pháp hữu lậu tạp nhiễm tuy nhiều nhưng không ra ngoài Hoặc Nghiệp, Nhân Quả trong ba cõi. Giờ Luận Khởi Tín lấy Tam Tế, Lục Thô thâu tóm vô lượng pháp hữu lậu ấy một cách trọn vẹn. như thế tạp nhiễm đều do căn bản vô minh, vì không liễu ngộ được chân như, khởi lên, nên Bách Pháp nói: Tất cả tạp nhiễm nương vào vô minh.

Kinh Bát Đại Nhân Giác nói: Ngu Si thì phải chịu sanh tử. Ngu si là vô minh. Có thể xem vô minh là nhân, sanh tử là quả. Chúng sanh sống chết biết bao nhiêu lần đều do vô minh đem đến. Kinh Lăng Già nói:

Vô Minh là cha, tham ái là mẹ. hai cái hòa hợp nhất định chiêu cảm quả khổ sanh tử. Tai họa của vô minh lớn như thế, chúng ta làm thế nào để đối trị? Dựa theo pháp Phật thì chúng sanh ngu si phải tu quán nhân duyên. Quán muôn pháp do duyên sanh tự có chỗ nhập. Pháp ấy như thế nào? Kinh Kim Cang nói: Tất cả pháp hữu vi như chiêm bao, ảo thuật, bọt nước, bóng mờ, như sương mai, điện chớp. Người tu nên quán các pháp như thế. Đức Phật của chúng ta chỉ bày tất cả chúng sanh, nên đối các

Việt dịch: Lê Hồng Sơn 138 pháp trong thế gian, quán sát sự biến đổi, vô thường của chúng giống như sáu so sánh ở trên. Không có pháp nào là không hư dối. Tất cả đều không, cho đến không có được một cái gì. Nếu tâm này thấu suốt tất cả pháp, chỉ vì khi duyên đủ thì ảo tướng sanh khởi hiện hữu mà thôi.

Thật ra, sanh tức vô sanh. Từ đây có thể biết: Tuy trước mắt vạn tướng bao la, nhưng bên trong của chúng, hoàn toàn chẳng có gì. Mọi lúc mọi nơi quán sát, tỉnh thức sáng tỏ như vậy thì ắt có công đức không thể nghĩ bàn.

Phải biết quán tưởng lý của các pháp do duyên sanh, nếu lãnh hội được Đương Thể của các pháp là Không, thì liền đi vào được tướng không của các pháp. Khi tướng đã không thì tánh, tự nhiên, hiển bày. Vì sao? Vì có tướng thì muôn pháp sai khác vô cùng, không tướng thì các pháp nhất như ( nhất là chẳng hai, như là chẳng khác, nhất như là chẳng hai, chẳng khác). Vì các pháp nhất như tức là tánh sáng hiển lộ. Tánh sáng hiển lộ tức là Vô Minh đã sáng tỏ. Tuy Vô Minh chưa chắc dứt hết, chưa chắc cùng với Như Như Bất Động Khế Hợp, nhưng Trí và Lý Khế Hợp. Thực sự đã đặt nền tảng từ đây. Phải biết tất cả chúng sanh muốn đối trị với Vô Minh tăm tối thì phải hồi quang phản chiếu, còn nếu bỏ pháp quán nhân duyên này thì, thực sự, không còn chỗ nào nữa hạ thủ công phu.

E: Si

Si chính là Hoài Nghi, đối với sự, lý không thể quyết định được, do dự không làm chủ được, không biết

Luận Đại Thừa 100 Pháp 139 theo đâu, gọi là Si. Đại Thừa Nghĩa Chương, quyển 6, nói: Nghi là đối với cảnh không quyết định được. Có hai thứ: Nghi Sự như ban đêm thấy cây nghi là người hay không phải người? Thứ Hai: Nghi Lý là Nghi Tứ Đế.

Trong pháp Tiểu Thừa chỉ còn Nghi Lý, gọi là Nghi Sử (sử có nghĩa là sai khiến. Người tu bị nghi ngờ sai khiến trôi nổi trong Ba Cõi, nên gọi là Nghi Sử). Sau đây nghiên cứu thể tánh, nghiệp dụng của nghi.

ドキュメント内 Microsoft Word - DAI THUA 100 PHAP _hoan chinh_.doc (ページ 135-139)