• 検索結果がありません。

Bất Tín

ドキュメント内 Microsoft Word - DAI THUA 100 PHAP _hoan chinh_.doc (ページ 185-189)

Luận Đại Thừa 100 Pháp 185 CHƯƠNG XVII.

TÂM SỞ HỮU PHÁP: ĐẠI TÙY PHIỀN NÃO

Sao gọi là Đại Tùy Phiền Não? Đại là chỉ phạm vi sanh trưởng của nó to lớn, có mặt khắp hai loại nhiễm tâm: Bất Thiện và Hữu Phú Vô Ký. Tùy là nói đến sự liên hệ giữa nó và Căn Bản Phiền Não. Nghĩa là tám thứ Đại tùy phiền não hoặc giống nhau hoặc một phần của căn bản phiền não.

Việt dịch: Lê Hồng Sơn 186 Nếu nói đến Phật pháp là nói rõ về nghĩa Nhân Duyên Sinh của các pháp, gọi đó là Tục Đế. Vì sao như thế? Là vì kẻ phàm phu ở đời chưa ngộ được bản tánh, thay đổi nên chạy theo tướng. Phật pháp bảo cho họ biết về tất cả các pháp chỉ là Duyên Sanh nên có mà chẳng phải thật có. Điều ấy chắc chắn, nên gọi là Tục Đế. Khi đã nói rõ nghĩa của Duyên Sanh tức là Không, thì gọi là Chân Đế. Vì sao như thế? Là vì trí huệ của thánh nhân đã thấu suốt, ở ngay nơi tướng hư vọng mà thấy được tánh chân thật của nó. Vì vậy, trí huệ của thánh nhân thấu suốt tất cả các pháp một cách rõ ràng: chẳng phải thật có mà có, chính cái có ấy là không. Nghĩa ấy chắc chắn nên gọi là Chân Đế. Sự ra đời của mười phương chư Phật vì chúng sanh mà nói pháp, tuy rất nhiều, tóm lại, chỉ có Hai Đế này thôi. Tục Đế và Chân Đế bao quát tất cả Phật pháp. Nếu có khả năng thấu triệt hai đế thì Trung Đạo tự nhiên sáng tỏ hoàn toàn.

b)Đức: chỉ cho đức chân thật và thanh tịnh của Tam Bảo:

Đức chân thật và thanh tịnh của Phật là lìa xa lầm lạc và ô nhiễm. Với bốn Đức: Chân Thường, Chân Lạc, Chân Ngã, Chân Tịnh, hướng dẫn chúng sanh ra khỏi đường mê, quay về nẻo giác.

Đức chân thật và thanh tịnh của Pháp, chính là vô số pháp môn tu tập, có đặc tính soi thấu si mê, tối tăm. Ba đời chư Phật đều nương vào phương pháp tu hành này mà thành Bậc Chánh Giác.

Luận Đại Thừa 100 Pháp 187 Đức chân thật và thanh tịnh của Tăng, chính là trang nghiêm thân thể bằng giới, định, huệ và lục hòa đầy đủ, hoằng dương giáo pháp, làm vững mạnh tông phong, nuôi lớn giống Phật cho đời này và đời sau.

Đoạn trên Phật, Pháp, Tăng đều gọi là bảo (quý báu), vì không bị các pháp thế gian lấn át, cướp lấy, vì không bị phiền não làm ô uế. Bảy thứ báu ở đời , tuy gọi là báu, chỉ có thể hưởng thọ trong một thời gian, cuối cùng hoàn tay trắng, chỉ có thể nuôi nấng lúc sống, mà không thể tiễn đưa khi chết. Nếu nói về Tam Bảo thì có thể dứt bặt vạn lần sống, chết, xa lìa tất cả sợ hãi, tự chủ, tự tại, sau cùng được an vui vĩnh viễn. Cổ đức có câu:

茫 茫 茫

茫茫茫茫茫長長長長夜夜夜夜中中中中

三 三 三

三寶寶寶寶為為為為燈燈燈燈明明明明

舀 舀 舀

舀舀舀舀舀苦苦苦苦海海海海内内内内

三三

三三寶寶寶寶作作作作舟舟舟舟航航航航

Âm:

Mang mang trường dạ trung Tam bảo vi đăng minh Thao thao khổ hải nội Tam bảo tác chu hàng

Nghĩa:

Trong đêm dài mờ mịt Tam Bảo là ngọn đèn sáng Mênh mông trong biển khổ Tam Bảo là chiếc thuyền nan

c) Năng: Chỉ cho pháp lành thế và xuất thế. Thiện pháp ở thế gian có Năm Giới, Mười Việc Thiện,

Việt dịch: Lê Hồng Sơn 188 Tứ Thiền, Bát Định có thể đưa chúng sanh vượt qua bốn châu lên đến thượng giới. Tứ Đế, Thập Nhị Nhân Duyên có thể đưa chúng sanh ra khỏi Ba Cõi đến Niết Bàn hữu dư và vô dư, thành A La Hán và Bích Chi Phật. Lục Độ, Tứ Nhiếp Pháp có thể đưa chúng sanh qua khỏi Ba Cõi, hai thừa đến Vô Thượng Bồ Đề và đến bờ kia Đại Bát Niết Bàn.

2. Hành tướng của bất tín

Hành tướng (cái tướng của đối tượng hiện trong tâm) của Bất Tín, tức là không nhịn được sự ham muốn, khoái lạc:

a)Ở trong thật sự, thật lý ( các pháp do duyên sanh gọi là sự. Các pháp không do duyên sanh gọi là lý) mà không muốn tùy thuận, nhẫn khả.

b)Ở trong chân, tịnh, đức mà không thể vui mừng, sung sướng.

c)Đối với việc lành thế và xuất thế mà không chịu mong mỏi, hy vọng.

3. Thể tánh của Bất Tín

Tâm ô uế nghĩa là tự tướng bẩn thỉu của Bất Tín, lại còn làm cho tâm, tâm sở nhơ nhuốc, như vật rất nhơ bẩn, tự mình nhơ nhuốc, còn làm cho người khác nhơ nhuốc (không chỉ mình Bất Tín, mà còn phá hoại Tín Tâm của người khác). Vì vậy, nói tánh của Bất Tín là tâm ô uế. Duy Thức Tâm Yếu nói: Nếu người có nghi ngờ thì còn có thể sanh Tín Tâm. Nếu thật sự không

Luận Đại Thừa 100 Pháp 189 có niềm tin thì Phật cũng không làm gì được, nên Bất Tín là cực dơ.

4. Nghiệp dụng của Bất Tín

a) Hay gây cản trở Tịnh Tín (Chánh Tín). Tịnh Tín là gì? Du Già, quyển 38, nói: nghe công đức, oai lực và trí huệ tuyệt vời của người kia, ở chỗ sở đắc Phật pháp của người ấy mà khởi tâm tùy thuận đi vào Phật lý, nên gọi là Tịnh Tín. Nhờ đó, tín được tăng lên, râu tóc dựng ngược, buồn thương rơi lệ. Tất cả những việc như thế là tướng của Chánh Tín.

b) Chỗ nương tựa của lười biếng. Vì người không có đức tin thì nhiều lười biếng, nằm dài suốt ngày như thây ma, không thể trừ ác, tu thiện, không mong nghe pháp Phật. Nếu có nghe cũng không suy nghĩ. Nếu có suy nghĩ cũng không thực tập. Gặp cảnh trái ngang, đổi thay thì lúc tu, lúc ngừng, không chút chuyên cần.

Đó là tướng lười biếng.

ドキュメント内 Microsoft Word - DAI THUA 100 PHAP _hoan chinh_.doc (ページ 185-189)