• 検索結果がありません。

H- Hại

I- Tật

Tật là tâm tật đố (tâm ghen ghét). Có kẻ ghét người hiền, người tài, người giàu có, người xinh đẹp, đều là người có tâm ghen ghét (tật đố). Những người này, suốt ngày, chăm chăm lo nghĩ danh lợi cho mình. Nếu mình có được thì đắc ý, vui vẻ. Nếu người có được thì sanh tâm ghen ghét. Luận Câu Xá, quyển 21, nói: Tật nghĩa là thấy người khác thành công, lòng mình không

Luận Đại Thừa 100 Pháp 177 vui. Luận Thành Duy Thức, quyển 6, nói: Sao gọi là Tật? Tật có tánh đố kỵ (ghen ghét), hay làm chướng ngại Bất Tật. Nghiệp của Tật là buồn lo. Tâm sở này cũng lấy một phần sân hận làm thể. Đặc tính chung của Tật là thà chết vì danh lợi của mình, không thể để người khác vinh hoa, phú quý vượt mình.

1) Thể tánh của Tật.

Chết vì danh lợi của mình, chết vì tham cầu của mình, đó là nói về một hạng người ở thế gian mong muốn danh, lợi cho dù đổi cả sinh mạng của mình cũng không tiếc.

Mặt khác, bản chất của Tật là không muốn người khác thành công, vinh hiển. Đó là thể tánh đố kỵ (ghen ghét) của Tật.

2) Nghiệp dụng của tật.

Chia ra hai điểm:

a) Hay cản trở không ghen ghét. Không ghen ghét là vui mừng vì thấy người làm lành, có tài năng, được người cung kính, khen ngợi, phát tâm tùy hỷ, tán dương.

b) Lo buồn không an. Luận Ngữ nói: kẻ tiểu nhân lo đau đáu. Vì tiểu nhân không đạo đức, không học vấn, nuôi lớn lòng tham, tâm lượng hẹp hòi. Thấy người khác đẹp đẽ, giàu sang thì kẻ tiểu nhân có cảm giác như dao bén đâm vào tim, không bao giờ có cảm giác nhẹ nhàng, dễ chịu.

3) Luận thật, giả của Tật.

Việt dịch: Lê Hồng Sơn 178 Tật và hại tương đồng, cũng lấy một phần của nóng giận làm tánh, nên Tật là pháp giả có.

K- San.

San là keo kiệt, bủn xỉn. Phiền não san và tham không xa nhau, nên thường gọi chung là san tham. Vì người keo kiệt thì bỏn xẻn cả đạo pháp lẫn tiền của, không sẵn lòng bố thí. Luận Pháp Uẩn Túc nói: Sao gọi là San: đam mê tiền của, chánh pháp không thể bố thí rộng rãi, bủn xỉn. Đó là tánh của San, hay cản trở Không San, chất chứa những điều thấp hèn. Đó là nghiệp của San. Tâm sở này cũng lấy một phần của tham ái làm thể.

Chia ra ba điểm sau:

1) Thể tánh của San.

San là chỉ cho người chìm đắm trong tiền của, bủn xỉn giáo pháp đối với người khác. Họ không vui lòng tài thí hay pháp thí mà cất giấu, giữ gìn cho riêng mình.

2) Nghiệp dụng của San.

Chia ra hai điểm:

a) Hay cản trở Không San. Không San (không keo kiệt, bủn xỉn) là không cất giữ tiền của, giáo pháp cho riêng mình mà là thực hành tài thí và pháp thí.

b) Chất chứa tiền của mà nhỏ nhen, keo kiệt.

Loại người này tuy cất chứa tiền của, giáo pháp, nhưng đáng tiếc lòng quá nhỏ hẹp, bủn xỉn đối với tiền của và giáo pháp, không sẵn lòng bố thí cho người khác.

Luận Đại Thừa 100 Pháp 179 Duy Thức Tâm Yếu nói: Bủn xỉn tiền của thì đời đời nghèo túng. Bủn xỉn giáo pháp thì đời đời ngu si.

Phải nên nhớ kỹ điều này.

3) Luận về thật, giả của San.

San với Kiêu giống nhau, cũng lấy một phần của tham ái làm thể, nên biết San là pháp giả có.

Trên đã trình bày tiểu phiền não từ Phẫn đến San (tất cả mười tâm sở), sao gọi là tiểu phiền não? Bách Pháp Trực Giải nói: Mười thứ này nổi lên riêng biệt, nên gọi là Tiểu tùy phiền não. Nghĩa là hành, tướng của mười thứ này thô, bạo, mỗi thứ tự làm chủ lấy, chỉ ở trong tâm bất thiện, mỗi thứ nổi lên riêng. Nếu một thứ đã sanh thì cái thứ hai không cùng sanh, nên gọi là Tiểu tùy phiền não.

Lại nữa, mười thứ phiền não này là pháp giả lập, không có thật thể. Nghĩa là tất cả được lập ra đều dựa vào một phần của Căn Bản Phiền Não.

Việt dịch: Lê Hồng Sơn 180 CHƯƠNG XVI.

TÂM SỞ HỮU PHÁP: TRUNG TÙY PHIỀN NÃO

Duy Thức học nói đến pháp bất thiện có bốn loại:

Loại 1: Căn bản phiền não có 6 thứ Loại 2: Tiểu tùy phiền não có 10 thứ Loại 3: Trung tùy phiền não có 2 thứ Loại 4: Đại tùy phiền não có 8 thứ

Bốn thứ này thuộc pháp bất thiện. Hai loại trước đã trình bày sơ lược rồi. Giờ nghiên cứu loại thứ ba.

Trung tùy phiền não có hai thứ: Vô Tàm, Vô Quý.

Sao gọi là Trung Tùy Phiền Não?

Trung Tùy là chỉ phạm vi sanh ra, ở khoảng giữa Tiểu tùy và Đại tùy phiền não. Luận Thành Duy Thức, quyển 6, nói: Phẫn …mười thứ, mỗi thứ sanh khởi riêng biệt, gọi là Tiểu Tùy Phiền Não. Vô Tàm, Vô Quý hai thứ này có khắp ở tâm sở bất thiện, gọi là Trung tùy phiền não. Trạo cữ,….tám thứ có khắp ở tâm sở nhiễm ô, gọi là Đại Tùy Phiền Não. Tâm nhiễm ô là tâm bất thiện và tâm hữu phú vô ký.

Tùy là biểu hiện của chúng với Căn Bản Phiền Não. Nghĩa là ở trong hai tùy phiền não này là cùng loại với Căn Bản Phiền Não: Tiểu Tùy Phiền Não là một phần của Căn Bản Phiền Não, cho đến Đại Tùy Phiền Não là cùng loại hay một phần của Căn Bản Phiền Não.

Hai thứ Vô Tàm, Vô Quý gây cho thân tâm bực tức, nóng nảy, rối loạn, nên gọi là Trung Tùy.

Luận Đại Thừa 100 Pháp 181 A. Vô Tàm

Vô Tàm là tâm không còn biết xấu hổ. Luận Thành Duy Thức, quyển 6, nói: Sao gọi là Vô Tàm?

Chính là không quan tâm đến bản thân và khuôn phép, xem thường, chống báng những vị tài giỏi, hiền đức. Đó là tánh của Vô Tàm. Ngoài ra, Vô Tàm hay cản trở tâm sở Tàm, nảy sanh, nuôi lớn các việc ác. Đó là nghiệp dụng của Vô Tàm.

Câu trên có hai ý:

1) Thể tánh của vô tàm

Đặc tính của Vô Tàm là không quan tâm đến bản thân và khuôn phép. Nói bản thân có nghĩa là không biết tôn trọng chính mình. Nói khuôn phép nghĩa là giáo pháp, giơi, định, tuệ mà mình đã lãnh thọ, đã học hiểu.

Đặc tính thứ hai của Vô Tàm là khinh thường và chống đối các bậc tài giỏi, hiền đức. Nghĩa là đối với đức hạnh cao tột của người hiền lành đều coi thường, nói xấu. Đối với tất cả pháp lành hữu lậu và vô lậu đều coi rẻ và bài bác. Luận Câu Xá nói: Không tôn trọng bậc tài giỏi và hiền lành gọi là Vô Tàm.

2) Nghiệp dụng của Vô Tàm. Có hai điểm:

a) Hay cản trở Tàm. Do thể tánh của Tàm là dựa vào tính tự trọng và sùng kính giáo pháp, cũng như những bậc tài giỏi, hiền lành. So với thể tánh của Vô Tàm hoàn toàn trái ngược.

b) Nuôi lớn việc ác. Khi người đời không biết xấu

Việt dịch: Lê Hồng Sơn 182 hổ thì sự tự giác cũng mất luôn. Bao nhiêu công đức từ trước, kết quả hoàn toàn trái ngược, hành động, nói năng, lại còn tự phụ (ta đây), hớ hênh, làm xằng làm bậy, nên nói: nuôi lớn việc làm ác.

ドキュメント内 Microsoft Word - DAI THUA 100 PHAP _hoan chinh_.doc (ページ 176-182)