• 検索結果がありません。

Tát Ca Da Kiến (Hữu thân kiến)

ドキュメント内 Microsoft Word - DAI THUA 100 PHAP _hoan chinh_.doc (ページ 143-147)

F: Bất Chánh Kiến

1) Tát Ca Da Kiến (Hữu thân kiến)

Luận Câu Xá, quyển 19, nói: Chấp Ngã và Ngã Sở là Tát Ca Da Kiến. tiếng phạn là Tát Ca Da, tiếng Hoa là Tích Tụ. Muôn pháp trong thế gian, trong là căn thân, ngoài là vũ trụ, đều do nhân duyên hòa hợp, tích tụ

Việt dịch: Lê Hồng Sơn 144 mà thành. Trong ấy, chỉ có căn thân là gốc, nên Tát Ca Da kiến cũng gọi là Thân Kiến. Sao gọi là Thân Kiến?

Luận Thành Duy Thức, quyển 6, nói: Đối với Năm Thủ Uẩn chấp ngã và ngã sở. Năm thủ uẩn là pháp sở duyên.

Chấp ngã, ngã sở là tâm năng duyên. Chữ Thủ trong năm thủ uẩn là tên khác của Phiền Não. Có ba nghĩa:

a) Uẩn từ Thủ (phiền não) sanh ra: Măm uẩn là từ Phiền Não sanh ra, nên gọi là Năm Thủ Uẩn.

b) Uẩn thuộc Thủ : Năm uẩn luôn luôn đi theo Phiền Não, nên gọi là Năm Thủ Uẩn.

c) Uẩn sanh Thủ: Năm uẩn có khả năng sanh ra Phiền Não, nên gọi là Năm Thủ Uẩn.

Tóm lại, Năm Thủ Uẩn là chỉ Thân Năm Uẩn Hữu Lậu.

Tất cả chúng sanh đối với Thân Năm Uẩn Hữu Lậu này sanh ra mê lầm, không biết thân này là giả pháp do năm uẩn hòa hợp mà có, vô thường, vô ngã. Thế mà suy tính cho rằng thân này là cái ngã chân thật. Đó là Ngã Kiến.

Còn không biết thân ta là một trong những sự vật, chắc chắn không có chủ sở hữu (vì do năm thứ họp lại mà thành). Thế mà lại suy tính cho rằng nó là vật của ta. Đó là Ngã Sở Kiến. Hợp cả hai Ngã và Ngã Sở Kiến chính là Thân Kiến. Nhưng hai cái này có khác nhau, tức Thân Kiến là Pháp Sở Duyên, còn Ngã Kiến là sự mê lầm của Năng Duyên. Trên đã nói về thể tánh của Kiến Tát Ca Da. Sau đây nói về nghiệp dụng của nó.

Bách Pháp Trực Giảng nói: Nghiệp là chỗ tất cả kiến thú dựa vào. Thuật ký nói: Thú là tình hình hoặc là

Luận Đại Thừa 100 Pháp 145 chỗ trở về (cõi của các chúng sanh). Luận Quảng Ngũ Uẩn nói: Nghiệp là chỗ tất cả kiến phẩm dựa vào. Ý nói: Thân Kiến là chỗ vô số loại tà tri, tà kiến dựa vào. Chúng ta chỉ có một Thân Kiến thì tất cả loại tà tri, tà kiến dựa vào đó.

Thuật Ký nói: Lấy Ngã Kiến này làm chỗ dựa chính để các kiến được sanh ra. Luận Đại Thừa Khởi Tín nói: Tất cả tà chấp đều dựa vào Ngã Kiến khởi lên. Nếu lìa Ngã Kiến thì không còn tà chấp. Pháp Phật nói rằng Ngã Kiến này là nguồn gốc của phiền não, là nguyên nhân của sự sống, chết. Vì Ngã Kiến, chúng sanh không lìa xa khổ đau được, không có được an lạc và chuyển Thức thành Trí. Vì vậy học Phật có nhiệm vụ cần kíp là diệt trừ Ngã Kiến.

Một ngày không diệt trừ được Ngã Kiến thì một ngày sanh tử chưa chấm dứt. Làm cách nào để phá Ngã Kiến? Pháp Phật nói: tu quán đoạn trừ chấp. Điều Giác Ngộ thứ nhứt trong Kinh Bát Đại Nhân Giác là chỉ bày cho chúng ta phương pháp phá trừ Ngã Kiến (tức Thân Kiến). Kinh ấy cũng nói: cuộc đời vô thường, cõi nước tạm bợ, bốn đại khổ không, năm ấm không có ngã, sanh diệt biến đổi, giả dối không có chủ. Tâm là nguồn ác, thân là nơi tập trung tội lỗi. Quán sát như thế, dần dần lìa xa sanh tử. Phật chỉ bày cho chúng ta luôn luôn tu quán vô thường, tu quán khổ không, tu quán vô ngã, tu quán bất tịnh. Lúc nào cũng nghĩ đến những pháp quán ấy, thì trí tuệ, tự nhiên, tăng trưởng, Ngã Kiến có thể phá trừ. Tất cả tà tri, tà kiến cũng nhờ đó mà tiêu diệt. Chúng ta là những người học Phật quyết mong chấm dứt sanh, tử.

Việt dịch: Lê Hồng Sơn 146 2) Biên Chấp Kiến: còn gọi là Biên Kiến. Biên có hai nghĩa:

a)Biên là một bên. Hoặc là Đoạn Kiến, hoặc là Thường Kiến đều là ác kiến lệch về một bên, nên gọi là Biên Kiến.

b) Biên là chỉ khởi lên sau Thân Kiến (vọng kiến khởi lên sau thân kiến) nên gọi là Biên Kiến.

Bách Pháp Trực Giải nói : Kiến Chấp một bên gọi là Thân Kiến, tùy theo chấp đoạn hay chấp thường.

Vì người ngoại đạo, đối với thân kiến năm uẩn sanh ra các suy đoán rằng thân này chết rồi không sanh nữa, không có chết đây sanh kia. Về sáu đường luân hồi, như bình bể không còn dùng được. Đó là Doạn Kiến . Tống Nho cho rằng người sau khi chết, hình thể mục nát, tiêu tan, tinh thần tan tác, dù có chặt chém, đâm giã thì lấy gì để thực hiện? Đây là Đoạn Kiến. Hoặc suy đoán sai lầm rằng thân ta chết rồi sanh lại mà vẫn làm người như cũ, súc vật chết sanh lại cũng là súc vật không thay đổi. Đó là Thường Kiến. Nếu cuộc đời đúng như lời đã nói ở trên, thì nhân quả phép tắc không chút xê dịch, xoay vần.

Như thế làm lành để làm gì, làm ác còn sợ gì? Đó là phá hoại tâm địa của con người, cắt đứt căn lành của con người, phủ định nổ lực tiến tu của con người chúng ta.

Sự hiểu biết sai lầm, không còn gì hơn nữa, nên gọi là Ác Kiến.

Trên đã nói rõ Biên Kiến. Kế nói lại về nghiệp duyên của Thân Kiến.

Luận Đại Thừa 100 Pháp 147 Luận Thành Duy Thức quyển 6 nói: Làm chướng ngại Đạo Đế trong Đứ Đế và làm chướng ngại việc ra khỏi sanh tử (Diệt Đế). Đó là Nghiệp của Thân Kiến

Hoặc có người hỏi: Làm thế nào ra khỏi sanh tử?

Duy Thức Tâm Yếu, quyển 6 nói: Chúng ta phải am hiểu tường tận lý đúng đắn của duyên khởi. Bởi vì tất cả pháp trong thế gian đều nương nhờ Nhân và Duyên mới sanh khởi được, hoàn toàn không thể tự nhiên sanh, hay vô nhân sanh. Các pháp thế gian đã như thế nên cũng nương vào nhau mà diệt. Đó gọi là duyên hợp thì sanh, duyên tan thì diệt. Sanh khởi và tồn tại đều do nhân duyên, trở về không và tiêu diệt cũng là do nhân duyên. Đã dựa vào Nhân Duyên mà có Sanh Diệt, cho nên Sanh chẳng phải là Sanh Thật, Diệt cũng chẳng phải là Diệt Thật. Tất cả đều giả có như ảo hóa, không có thật thể; Thường cũng chẳng phải là Thường, Đoạn cũng chẳng phải là Đoạn;

không rơi vào hai bên. Vì vậy thấu hiểu tường tận lý đúng đắn của Duyên Khởi thì mới có thể thực hành Đạo Đế hầu ra khỏi sanh tử.

ドキュメント内 Microsoft Word - DAI THUA 100 PHAP _hoan chinh_.doc (ページ 143-147)