• 検索結果がありません。

Dưới đạo có bốn hành: Đạo, chánh, tích, thừa

ドキュメント内 Microsoft Word - DAI THUA 100 PHAP _hoan chinh_.doc (ページ 153-160)

Luận Đại Thừa 100 Pháp 153

∗ Biến hành nhân : 10 sử có mặt đủ trong Khổ Đế ; chỉ có 7 sử có mặt trong Tập Đế ; trừ Thân, Biên, Giới thủ.

∗ Dị Thục Nhân : Quả báo đến đời khác mới có.

∗ Năng tác Nhân : Sức của Căn, Trần sanh ra Thức 3) Duyên: Quán sát bốn duyên có thể sanh ra quả khổ (thân nhân duyên, đẳng vô gián duyên, sở duyên duyên, tăng thượng duyên).

4) Sanh: Quán sát thân sau sanh lại có khổ sau.

Việt dịch: Lê Hồng Sơn 154 CHƯƠNG XV

TÂM SỞ HỮU PHÁP : TIỂU TÙY PHIỀN NÃO.

Duy Thức Học nói đến phiền não có hai loại: Căn Bản Phiền Não có 6 thứ ; Tùy Phiền Não cũng gọi là Tùy Hoặc.

Sao gọi là Tùy Phiền Não.

Luận Câu Xá, quyển 21 nói: Tùy Phiền Não có hai nghĩa.

1) Những phiền não có tên. Vì những phiền não đều chạy theo tâm. Vì sự bức xúc, loạn động của phiền não làm cho tâm không lìa xa nhiễm ô, làm cho tâm không được giải thoát, làm cho tâm không dứt trừ chướng ngại, nên gọi là Tùy Phiền Não (phiền não chạy theo tâm).

Như Thế Tôn nói: Này các ông: Tham, Sân, Si suốt trong đêm dài, luôn bị não loạn, nên tâm thường ô nhiễm.

2) Đối với sáu thứ căn bản phiền não, nên những phiền não còn gọi là Tùy Phiền Não. Giữa hai loại phiền não này có hai loại:

a) Những phiền não không có thể riêng. Chỉ vì phiền não phân chia khác nhau, nên Tùy Phiền Não và Căn Bản Phiền Não có cùng thể. Nhưng đối với nơi chốn thì nó và Căn Bản Phiền Não không giống nhau, chỉ vay mượn một phần của Căn Bản Phiền Não để giả lập nên mà thôi. Có tất cả 13 thứ : phẩn, hận, não, hại, tật (năm thứ này đều lấy một phần của giận hờn làm thể), phú, cuống, siểm (ba thứ này đều lấy một phần của tham và si

Luận Đại Thừa 100 Pháp 155 làm thể), kiêu, san (hai thứ này lấy một phần của tham, ái làm thể), phóng dật (lấy giải đãi và tham, sân, si làm thể), thất niệm (lấy niệm và si mỗi thứ một phần làm thể), bất chánh tri (lấy huệ và si mỗi thứ một phần làm thể).

b) Những phiền não có thể riêng. Tánh phiền não ấy như nhau với cùng loại. Đây là nói đến một loại Tùy Phiền Não, tuy với Căn Bản Phiền Não không cùng một thể, mà lại cùng loại với Căn Bản Phiền Não. Tuy cùng loại với Căn Bản Phiền Não, nhưng quyền lực của nó không mạnh hơn, không thể sanh tâm sở nhiễm ô khác.

Vì nó không phải là nhân, nên không gọi là Căn Bản Phiền Não. Loại Tùy Phiền Não này có bảy thứ : vô tàm, vô quý, bất tín, giãi đãi, hôn trầm, trạo cử, tán loạn.

Kế tiếp Tùy Phiền Não sanh ra ba loại: Tiểu, trung, đại.

Tiểu Phiền Não có hình tướng thô kệch, mạnh bạo.

Mỗi thứ tự làm chủ lấy, không tương dung nhau. Duy có ở trong tâm bất thiện thì mỗi thứ khởi riêng. Nếu cùng sanh một lúc thì ắt không có lần thứ hai, nên gọi là tiểu.

Trung Phiền Não. Tự loại cùng khởi lên, chỉ riêng tánh bất thiện không đi cùng Hữu Phú Vô Ký. Tánh của nó nhiễm ô mà thể của nó yếu ớt, không đủ sức chiêu cảm quả khổ , vậy nên gọi là Hữu Phú Vô Ký, như cùng sanh ra cái chấp ngã và pháp, tức là thức thứ bảy.

Phú có hai nghĩa : 1) : ngăn chặn che khuất. Vì pháp nhiễm ô này có thể chướng ngại Thánh Dạo. 2) Hư xấu.

Việt dịch: Lê Hồng Sơn 156 Vì pháp nhiễm ô này có thể làm cho tâm hư, xấu, không trong sáng được. Phạm vi của phú, so với trước, thì lớn, so với sau, thì nhỏ, nên gọi là Trung Tùy Phiền Não.

Đại Tùy Phiền Não tự loại cùng khởi lên. Có khắp cả hai loại nhiễm tâm bất thiện và Hữu Phú Vô Ký, phạm vi rất lớn, nên gọi là Đại Tùy Phiền Não.

Trước xin giới thiệu 10 thứ tiểu tùy phiền não A - Phẫn.

Phẫn là tâm nóng giận dữ tợn. Bách Pháp Trực Giải nói : Đối với nghịch cảnh trước mắt, giận dữ sanh ra gọi là tánh. Có khả năng chướng ngại bất phẫn, dựa chặt vào gọi là nghiệp. Phẫn là một phần của nóng giận làm thể.

Tâm giận dữ hung tợn này, khi nào thì phát tác? Một người đối diện với cảnh trước mắt thấy, nghe những gì trái ngược với lòng mình, tâm giận dữ hung tợn nỗi lên, gọi là Phẫn. Một khi nộ tâm nỗi lên thì không thể kiềm chế đến đỏ mặt, tía tai, nói lời hung dữ, thậm chí có thể dùng đến hung khí như dao, súng, gậy gộc cùng với đối phương ấu đả, rồi cả hai rơi vào vực sâu thống khổ. Duy Thức Tâm Yếu nói: một khi nỗi nóng lên, quên mình và người thân, cột họa buộc thù, không có gì lớn hơn, nên nói trước là ý này. Câu ấy có nghĩa là chỉ có một chữ Phẫn mà rất dễ dàng kết ác duyên với người, đem tai họa đến với mình , cho nên trong 20 thứ Tùy Phiền Não, đặc biệt nó đứng đầu. Với mục đích khuyên người tu tâm nên trừng trị giận dữ và hạn chế ham muốn. Vì tâm vốn không sanh, do cảnh mà có. Cảnh thì có thuận, nghịch,

Luận Đại Thừa 100 Pháp 157 nên tâm có nóng giận, tham lam, hai thứ phiền não có tai họa cực lớn. Vì vậy, người tu phải răn dè và khắc chế nó.

Cuối cùng, xin bàn luận về thật và giả của phiền não.

Thành Duy Thức Luận, quyển 6, nói: Phẫn là lấy một phần của giận hờn làm thể. Lìa sân thì không có riêng tướng, dụng của phẫn, nên biết phẫn là pháp giả có.

B - Hận.

Hận chính là nuôi lòng oán giận. Bách Pháp Trực Giải nói : Trước do phẫn, ôm lòng ác không bỏ, cột chặt oán thù là tánh, có thể làm chướng ngại bất hận; nóng nảy, bực tức là nghiệp. Hận cũng có một phần giận làm thể. Vì phiền não và phẫn không cùng sanh nhưng vì phẫn sau khi sanh ra thì nóng giận hung tợn tiếp theo.

Tuy là đã quá khứ nhưng cảnh giới không vừa lòng, có thể ta vẫn nhớ đến cái ác cũ, oán xưa khó xóa hết, gọi là hận (oán giận). Luận Câu Xá quyển 21, nói : Hận là ở trong sở duyên của Phẫn, liên tục tìm kiếm, suy tư, cột chặt, oán hờn không buông. Đã là liên tục tìm kiếm, suy tư thì ở trong tâm nảy sanh sự bực bội sâu đậm, âm thầm, lâu dần không thể buông bỏ nỗi lòng ấy. Không chỉ như thế mà lại do hận sanh ra não, như lửa đốt tâm, thân tâm bực tức, buồn phiền. Mong cầu có cơ hội trả thù đối phương, để cho tâm xả ra bớt một phần bực dọc.

Luận Thuận Chánh Lý, quyển 54, nói: Hận và Phẫn có khác nhau, như lửa cháy bằng vỏ cây hoa, tướng của nó rất mạnh mẽ mà thế của nó thì yếu ớt, gọi là Phẫn (tức giận, uất tức, bực tức, cáu). Như nhà mùa đông mà ấm

Việt dịch: Lê Hồng Sơn 158 áp, tướng của nó nhẹ nhàng mà thể của nó mạnh, gọi là hận (căm giận, căm thù, căm ghét, căm hờn).

Kế đến bàn luận về thật, giả của Phiền Não. Luận Thành Duy Thức, quyển 6, nói: Phiền Não lấy một phần của giận hờn làm thể, lìa sân không có tướng, dụng của hận nào nữa. Vì vậy Hận cũng là một pháp giả có.

Cuối cùng nói một lời là ôm lòng ác không bỏ, hận thù khó tiêu trừ, nên cảnh giác.

C - Não.

Não là nhiệt não, nghĩa là thân nóng nảy, tâm bực bội.

Luận Thành Duy Thức, quyển 6, nói: Sao gọi là Não?

Trước là Phẫn, Hận bức ép cực độ đến quẩn bách. Đó là tánh của Não. Não có thể cản trở bất não, khó chịu như ruồi nhặng rút tỉa, cắn đốt. Đó là nghiệp của Não. Não cũng lấy một phần của giận hờn làm thể. Lìa xa sân không còn tướng dụng của Não. Đoạn văn này có 3 ý:

Thể tánh, nghiệp dụng và giả thật của Não 1) Thể tánh của Não.

Vì Não này cùng hai tiểu tùy phiền não là Phẫn, Hận ở trước không thể cùng sanh, mà là một loại phiền não sanh ra sau Phẫn và Hận. Vì thế đoạn văn trên nói;

não hoặc sanh ra là do truy xúc (bức ép). Truy là nhớ việc ác đã qua, tức là hận. Xúc là gặp nghịch duyên hiện giờ, tức là phẫn. Chúng ta một khi gặp nghịch cảnh giống như lửa đốt lòng, bèn sanh ra một loại hung ác, tàn độc, một tâm thái xung khắc, phản động hoàn toàn. Loại tâm thái này gọi là Não.

Luận Đại Thừa 100 Pháp 159 2) Nghiệp dụng của Não.

Do Não Hoặc này bèn phát ra những ngôn ngữ thô bạo, hung hăng, cải cọ phải trái, ngang ngược, đưa đến kiện tụng. Duy Thức Tâm Yếu nói : Do Não Hoặc này, nỗi lên nghiệp ác khẩu, độc còn hơn rắn độc. Cho đến sau khi chết, đầu thai làm loài độc trùng, không hẹn ngày ra khỏi. Người tu tâm răn dè nghiệp này. Lời nói ác còn hơn rắn độc cắn, không những hại người còn tự hại mình. Vì sao? Lời nói ác, việc làm ác, quả báo đời sau, chắc chắn làm súc sanh, đến muôn ngàn kiếp khó mà ra khỏi.

Vì vậy, người tu, đối với ngiệp thân, khẩu, ý cần phải cẩn thận. Chúng ta là những người tu học Phật, nên ra sức thực hành nhẫn nhục. Tuy có gặp nghịch cảnh, chúng ta cũng cố hết sức giữ tâm an trụ nơi chân lý Phật pháp, như như bất động, không nỗi lên tâm sân hận, không tạo nghiệp ác khẩu. Được như thế gọi là ngăn chặn nghiệp ác, ban đầu có khó khăn, lâu dần sẽ thành công như ý.

3) Luận bàn thật giả của não.

Não lấy một phần sân hận làm thể, nên biết được Não là pháp giả có.

Sau cùng lấy một phiền não này so sánh với hai phiền não (phẫn, hận) ở trước.

Điểm tương đồng: Cả ba Phẫn, Hận, Não đều lấy một phần của sân nhuế(tức giận) làm thể, đều là pháp giả có.

Điểm khác nhau :

Việt dịch: Lê Hồng Sơn 160 a) Nói về phiền não (hoặc) khởi lên : Bực tức cái duyên cớ hiện tại, căm giận cái duyên cớ quá khứ, tức tối nhớ lại quá khứ rồi tiếp xúc với hiện tại(ở hiện tại có thể thấy, nghe tất cả nghịch cảnh tâm tức giận bùng lên, gọi là nộ. Oán cũ, thù mới giao nhau, thân nóng bức, tâm bực bội, gọi là Não).

b) Nói về nghiệp phát ra : Phẫn làm cho thân nghiệp phát ra. Hận chuyên tại ý. Não phát ra khẩu nghiệp.

ドキュメント内 Microsoft Word - DAI THUA 100 PHAP _hoan chinh_.doc (ページ 153-160)