• 検索結果がありません。

CHƯƠNG 2: CON NGƯỜI CÁ NHÂN-NỖI LÒNG TRƯỚC THỜI CUỘC

2.3. Cái Tôi và s ự cảnh tỉnh

2.3.2. Th ực trạng xã hội và sự cảnh báo

45

46

hưởng ứng bằng câu chuyện suýt đi treo cổ, khiến ông giáo hiếu thắng kể chuyện hoãn binh không muốn đi xem hát với vợ…Những câu chuyện ấy chỉ khiến con mèo trở nên chán ngán:

“Tóm lại thì ông chủ cũng như Kangetsu và Meitei, đều là những kẻ ăn không ngồi rồi, nhàn rỗi. Họ như những dây leo, nhờ gió thổi mà tung lên, sống nhởn nhơ, vẻ cao siêu sang trọng, nhưng thực ra đầy lòng tham, thói xấu, tầm thường. Thói ganh đua, lòng hiếu thắng vẫn thỉnh thoảng hé ra trong những chuyện đùa tếu hàng ngày của họ. Chỉ tiến thêm một bước nữa thì họ cũng một gáo một giuộc, cùng hội cùng thuyền với những kẻ phàm phu, tục tử mà hàng ngày học vẫn chửi bới, xỉ vả thôi. Trong con mắt của mèo nhìn họ thật đáng thương hại. Có điều là hành động, ngôn ngữ của họ không rập khuôn, nhàm chán hay tỏ vẻ ta đây như những kẻ hiểu biết nửa vời, gây cho người khác phải khó chịu, cho nên về điểm này cũng còn hơi chấp nhận được.” [38, tr.95-96]

Những nhân vật của Soseki chê bai, bình phẩm những con người tầm thường, thậm chí xấu xa trong xã hội nhưng nếu tiến thêm một bước nữa họ cũng sẽ trở thành những con người mà họ bình phẩm.

Sợi dây xuyên suốt trong cách miêu tả con người cá nhân của Soseki là đặt nhân vật giữa những ranh giới như quan niệm nghệ thuật của chàng họa sĩ: “Sự huyền ảo chỉ xuất hiện ở lằn ranh mập mờ giữa hai thế giới” [37, tr.56] Nàng Nami là biểu hiện cho ranh giới giữa tự do và vô cảm, nàng sống theo ý thích, mặc kệ sự đàm tiếu nhưng chân dung nàng như một cô gái bàng quan trước cuộc sống bên ngoài. Nami thoạt trông là nhân vật nữ được nhiều ưu ái nhất trong tác phẩm của Soseki nhưng nàng được Soseki “phát hiện” trong mục đích kiếm tìm điển hình vô cảm, vốn là bệnh của người Nhật. Điều đó lý giải vì sao, chàng họa sĩ đã “bắt” được nét thần của bức tranh khi nàng Nami nhìn bóng người chồng cũ khuất xa cùng đoàn tàu. Gương mặt bần thần và tiếc nuối đó chính là cảm xúc thật của con người, bức chân dung nàng Nami là sự tìm kiếm cảm xúc đích thực của Soseki, không phải là sự lạnh lùng vô cảm của con người trước cuộc đời. Điên và tỉnh, lánh đục và lãnh cảm, trốn chạy và thoát tục…những ranh giới này rất dễ nhập nhằng nếu con người không tỉnh táo. Sự nhập nhằng và sa đà tất yếu dẫn đến bi kịch, khi con người bỗng nhiên nhận ra mình đã trở thành kẻ mà mình vốn dĩ ghét cay ghét đắng. Con mèo (Tôi là con mèo) là ví dụ điển hình cho sự nhập nhằng giữa hai thế giới, nó là mèo nhưng lại suy nghĩ và hành động như người muốn trở thành người, mặc dù từ lúc sinh ra đời nó không ưa gì con người và cho rằng “con

47

người là động vật xấu xa nhất”. Kết cục của nó là chết như một con người say xỉn để quên đi nỗi đau nhân thế.

Con mèo quan sát thái độ thản nhiên của ông giáo trước sự nghịch ngợm, bừa bãi vô độ của các cô con gái với thái độ ngán ngẩm:

“Cho dù lúc này mà ba cô con gái bỏ nhà đi theo người yêu, thì ông vẫn cứ ngồi ăn cơm, húp canh thản nhiên nhưng không cho mà xem. Thật là con người vô tích sự.Thế nhưng, nếu nhìn những người được cho là có tích sự trên đời hiện nay thì hình như chỉ toàn những kẻ chẳng biết gì ngoài việc dối trá, lừa đảo, nẫng tay trên, ra oai dọa người khác, níu chân hay dìm người khác… Đây không phải là những kẻ “được việc” mà là những bọn lưu manh. Tôi cũng là một con mèo Nhật Bản nên ít nhiều cũng có lòng yêu mến nước Nhật.

Mỗi lần nhìn thấy những bọn “ được việc” này, tôi chỉ muốn cho chúng mấy cái tát. Cái bọn người này mà tăng thêm thằng nào thì đất nước suy yếu đi từng ấy. Trường học mà có những học sinh loại này thì đó là những nổi sỉ nhục của trường học. Một đất nước có nhân dân như thế này thì đó là nỗi sỉ nhục của đất nước. Là một nỗi sỉ nhục như vậy mà cứ nhâng nhâng, nhâng nhâng, lăn lóc ở trên đời này thì không thể chấp nhận được. Xem ra, người Nhật không khí khái bằng mèo. Thật xấu hổ. So với bọn lưu manh ăn hại này thì phải nói rằng ông chủ còn cao quý hơn nhiều. Cao quý ở chỗ vô tác dụng, ở chỗ không kiêu căng, lếu láo.” [38, tr.453-454]

Những nhân vật đứng bên lề xã hội của Soseki là những nhân vật giữ cho mình không trở thành một phần của xã hội đáng chán, họ chấp nhận đứng bên lề mặc kệ sự chế giễu của người đời, điều này tưởng chừng như mâu thuẫn với tâm lý sợ sự bất mãn và không đồng thuận của nhóm. Nhưng trong tâm trí của họ, họ không làm gì nghĩa là không đụng chạm đến lợi ích của nhóm, không gây phương hại đến lợi ích của xã hội, quốc gia. Ông giáo Kushami là bước đầu tiên của một Tiên sinh trong Nỗi lòng (Kokoro) sau này, có bằng cấp nhưng không làm việc, không giao du, không đụng chạm đến xã hội, không biết rằng mình gây đau khổ cho những người xung quanh. Họ tự tách mình ra và cho rằng họ không đi ngược lại lợi ích của bất kì tổ chức hay nhóm nào đã là điều đúng đắn nhất họ có thể làm.

Cách sống của nàng Nami trong Gối đầu lên cỏ cho chúng ta cảm giác về sự vô cảm nhưng đồng thời nó cũng mang hướng tích cực: sống lạc quan không để ý đến sự bình phẩm của người đời.

48

Gần cuối tác phẩm Tôi là con mèo, sự xuất hiện của cô cháu gái Yuki của ông giáo với câu chuyện về pho tượng Địa Tạng gần như là một bức tranh biếm họa đặc sắc về xã hội thời kì đó, chính xác hơn ông giáo chính là Địa tạng đứng cản đường giữa đường phố đông đúc, ai cũng muốn đuổi ông đi. Những người thử sức đuổi Địa tạng đi đều mang nhiều ám chỉ, từ người đàn ông khôn ngoan nhất thành phố dụ dỗ Địa tạng bằng bánh ngọt, rượu và tiền đến anh thổi tù và hù dọa cảnh sát sẽ đến nhưng không ăn thua bèn đóng giả nhà giàu đến cùng cái tẩu rất to hút khói xung quanh bức tượng để mong cuốn nó vào khói…sau đó lại thuê bọn phu xe, bọn lưu manh đến gây sự ầm ĩ để Địa tạng không chịu nổi nhưng rốt cuộc bức tượng cũng không nhúc nhích. Cuối cùng một thằng ngốc tên là Bakatate mặt tỉnh bơ đến trước bức tượng và nói:

Này ông Địa tạng người thành phố này bảo ông chuyển đi thì ông chuyển đi cho”

Địa tạng liền bảo ngay “Thế à? Nếu thế thì nói ngay từ đầu có được không?” và thế là địa tạng ấy dời đi.” [38, tr.465-466] Đây là câu chuyện của một nhà diễn thuyết, ý nghĩa câu chuyện như sau: “Tôi nói thế này có thể không phải phép, nhưng theo tôi, phụ nữ hay có thói quen xấu là không đi đường thẳng, chính diện mà cứ đi theo đường vòng. Hơn nữa, cái này không chỉ riêng phụ nữ, đàn ông thời Minh Trị này, do tiếp thu những tập quán xấu của văn minh nên ít nhiều đã trở nên nữ tính, Họ thường làm những cái cố gắng không cần thiết và lầm tưởng đó là cái chính, cái cần làm của người đàn ông.” [38, tr.466]

Ông giáo Kushami không thức thời (ngang bướng, không coi trọng đồng tiền, chống lại các nhà tư sản…), lập tức ông trở thành hình mẫu chính xác của ông Địa tạng cản đường.

Dù đứng bên lề xã hội, ông vẫn là cái gai chướng mắt, ông giáo Kushami là nhân vật khởi đầu cho những nhân vật thu mình lại, không đụng chạm đến ai trong những tác phẩm giai đoạn sau của Soseki (như Tiên sinh trong Nỗi lòng (Kokoro)).

Mặt tiêu cực trong vấn đề con người cá nhân của Natsume Soseki còn thể hiện ở lối bắt chước rập khuôn phương Tây, đây là đề tài xuyên suốt trong những tác phẩm của ông.

Con mèo (Tôi là con mèo) luôn có đề tài để phỉ báng con người, nó bắt đầu kế hoạch vận động như con người và chê bai không tiếc những con người đã từng một thời ham chuộng sống cuộc sống “vô sự dĩ quý nhân”, dạo gần đây lại rộ lên phong trào vận động, uống sữa, tắm nước lạnh, xuống biển, mùa hè thì phải lên núi uống sương…: “Các vị cũng coi tất cả những cái vớ vẩn ấy chỉ là một thứ dịch bệnh từ phương Tây lan sang Thần quốc này, cùng loại với các bệnh dịch hạch, lao phổi hay suy nhược thần kinh gì đó mà thôi.” [38, tr.294]

49

Làn sóng văn minh phương Tây thổi tràn lên Nhật Bản và người dân xem việc tiếp thu càng nhiều càng tốt (không kể tiêu cực hay tích cực) là biểu hiện cho mức độ văn minh của mình.

Vấn đề con người cá nhân trong tác phẩm của Soseki còn ở sự phân biệt giữa con người văn minh và không văn minh bằng.

Ngoài bối cảnh phòng khách, câu chuyện về con mèo và ông giáo Hắt Hơi (Tôi là con mèo) còn diễn ra ở một không gian khác, đó là nhà tắm công cộng. Tại đây, con mèo lại có dịp bày tỏ sự bất bình của mình về trang phục và sự khỏa thân (ngầm phê phán lối bắt chước phương Tây giống như khỉ):

“Những tín đồ của đạo khỏa thân nó là như vậy. Nếu ai thấy khỏa thân là hay ho thì cứ việc để cho con gái mình khỏa thân đi, rồi cả mình nữa, cứ việc cởi hết quần áo mà đi dạo trong công viên Ueno cũng được. Không được ư? Không phải là không được đâu, mà đó là vì người phương tây không làm như thế nên cũng không làm chứ gì? Thực ra các người chả đã mặc cái bộ lễ phục hết sức không hợp lý ấy mà vênh vang đi vào khách sạn Đế quốc đó sao? Nếu hỏi vì sao thì chẳng có duyên do gì cả, chẳng qua chỉ vì người phương Tây mặc thế nên mình cũng mặc thôi. Vì người phương tây họ mạnh nên dù có vô lý, có dở hơi cũng phải bắt chước bằng được mới thỏa mãn. “hãy để cho kẻ lớn cuốn đi, để cho kẻ mạnh bẻ đi, để cho kẻ nặng đè lên…” tất cả những cái “hãy để cho” hết đi ấy chả phải là đã chẳng mang lại một cái quái gì đó sao?.” [38, tr.317]

Hệ lụy của xã hội văn minh và tiên tiến là con người chạy theo đồng tiền, chỉ đồng tiền và địa vị mới cho con người đẳng cấp mới tạo ra sự bất bình đẳng và phân biệt. Đồng tiền trong tác phẩm của Soseki có tác dụng to lớn trong việc nâng vị thế của con người, Cậu ấm (Cậu ấm ngây thơ) đến nhà trọ dù còn rất nhiều phòng thoáng mát nhưng chủ nhà chỉ cho anh ta thuê phòng nóng bức. Nhưng khi anh ta cho 5 yên tiền quà thì thái độ của chủ nhà đã khác hẳn, cúi rạp người xuống chào, cho anh ta ở phòng thoáng mát nhất. Con mèo (Tôi là con mèo) biết được đám học trò ở Lạc Vân Quán thường xuyên quấy rối ông giáo là phương sách quyết định để nhà doanh nghiệp trừng trị sự “láo lếu” của ông giáo vì dám coi thường ông ta đã than thở như chính nó bị hãm hại:

“Trời ơi, lại âm mưu rồi. Thì ra thế lực của các nhà doanh nghiệp thật ghê gớm, làm phát điên những người tựa tro than như ông chủ. Vì đau buồn mà cái đầu của ông bị hói.

Rồi cái đầu ấy cũng lại chịu số phận như đầu ông Aischylos thôi. Tất cả đều do sức mạnh

50

của các nhà doanh nghiệp mà ra! Không hiểu sức mạnh nào làm cho trái đất xoay quanh trục của nó, nhưng quả thật, đồng tiền đã làm xoay chuyển thế giới này.” [38, tr.375-376]

Một người luôn dửng dưng, tựa như “tro than” không cần biết đến cảm giác của người khác như ông giáo lại trở nên u uất, thu mình vò võ trong phòng sách, trăn trở, đau đáu. Một người không nể nang gì tầng lớp tư sản mê đắm đồng tiền nhưng lại bị chính thứ mình coi khinh chi phối. Đó là sức mạnh lớn lao của đồng tiền mà ông giáo Kushami vốn ngang bướng cũng không chịu đựng được.