• 検索結果がありません。

Thời kỳ thứ nhất: Tập tành và xem haiku như một trò tiêu khiển (1662-1672):

BASHÔ VÀ HAIKU

A) Thời kỳ thứ nhất: Tập tành và xem haiku như một trò tiêu khiển (1662-1672):

Trong những bài haiku Bashô còn để lại cho đến nay, bài thơ sớm nhất có lẽ là bài làm ra vào mùa đông năm 166213, lúc ông 18 tuổi, chính xác hơn là vào ngày 29 tháng 12 âm lịch, xem như hai hôm trước Tết (kotsugomori). Thế nhưng năm ấy tiết lập xuân đáng lý ra nhằm ngày mùng một tháng giêng lại rơi đúng vào ngày cuối năm. Như thế là mùa xuân đến sớm hơn trên tờ lịch. Bashô đã viết bài haiku như sau:

Haru ya koshi Toshi ya yukiken Kotsugomori (Hori 149, đông)

Có phải mùa xuân đến, Hay năm cũ ra đi,

Nhằm hai ngày trước Tết.

12 Thực vậy, tác giả Hori Nobuo (sđd) đã phân đoạn đời thơ Bashô làm 6 thời kỳ chứ không phải chỉ có 5.

Những nhà nghiên cứu khác cũng có thể có kiến giải riêng. Theo Hori, sáu thời kỳ đó là: 1) Thời học tập tác phong thi phái Teimon ( từ lúc trên 10 tuổi đến 29 tuổi); 2) Thời lên Edo chịu ảnh hưởng thi phái Danrin (từ 29 đến 37 tuổi); 3) Thời kỳ về sống ở vùng Fukagawa, tạo nên một trường phái độc lập của mình, chịu ảnh hưởng thuyết vô vi của Lão Trang (từ 37 tuổi trở đi); 4) Thời kỳ đi sâu vào triết lý vô vi, cùng lúc nhuốm màu sắc duy thức và bản giác của Phật giáo, gắn bó với thiên nhiên và làm những bài thơ phá cách (những năm Trinh Hưởng: 1684-88); 5) Thời kỳ du hành miền Oku rồi phiêu bạt vùng Kansai (những năm đầu thời Nguyên Lộc: 1689 - 91). Công bố lý thuyết “bất dịch lưu hành luận”, nêu quan điểm

“vật ngã nhất như”, chủ trương con người phải hòa mình vào đại tự nhiên, tập đại thành thi pháp Bashô;

6) Thời trở lại Edo (1692) cho đến lúc lâm chung ở Ôsaka (1694) ở cái tuổi 50, nỗ lực thuyết giảng về khái niệm karumi và không ngớt tìm tòi những hướng mới cho thơ.

13 Theo Ueda, có một bài thơ nói về năm Dậu mà người xưa gán cho Bashô, lúc ấy mới 13 tuổi, nhưng các nhà nghiên cứu ngày nay tỏ ra nghi ngờ về tính cách xác thực của nó.

31

Bài thơ này ý vừa sáo mòn, cách viết vừa dụng công. Nó tập trung vào sự ngỡ ngàng của tác giả trước một sự tình cờ hiếm có trong thời tiết. Nhiều thi nhân đời xưa đã sử dụng mô-típ này nên không có gì gọi là sáng tạo cả. Người ta nhớ một nhà thơ có tiếng vào thế kỷ thứ 10 là Ariwara Motokata (888-953) đã làm bài tanka với 31 âm như sau:

Toshi no uchi ni Haru wa kinikeri Hitotose wo Kozo to iwamu Kotoshi to ya iwamu Trong khi năm chưa tàn, Mùa xuân vội đến nơi.

Những ngày còn sót lại, Gọi là năm cũ chăng, Hay đã vào năm mới?

Để làm sống lại một đề tài thường sáo, Bashô đã lấy nó ra từ một bài thơ tình nổi tiếng thấy trong Ise Monogatari (伊勢物語 Truyện Ise), một tác phẩm cổ điển của văn chương cung đình Nhật Bản. Bài tanka này do một người đàn bà gửi cho một người đàn ông, nhắc đến kỷ niệm êm ái khó quên sau một đêm gặp gỡ người tình:

Kimi ya koshi Ware ga yukikemu Omooezu

Yume ka utsutsuka Nete ka samete ka Có phải khi chàng đến, Là lúc em ra đi.

Không làm sao nhớ nữa Mộng mơ hay cõi thực, Đang ngủ hay còn thức?

Mục đích của bài haiku Bashô làm ra lúc ấy là để mua vui người đọc khi ông vay mượn một câu trong bài thơ có sẳn nhưng áp dụng vào một tình huống khác.

Trong một bài thơ đầu tiên khác của Bashô, ông vẫn hãy còn nghịch ngợm với lối chơi chữ. Bài thơ ấy được viết vào khoảng năm 1664, liên quan đến một giống anh đào có tên là hoa vú già, thông xưng là hoa bà lão (乳母桜ubazakura):

Ubazakura Saku ga rôgo no Omoiide

(Hori 2, xuân)

32

Cội anh đào bà lão, Nở hoa như tưởng nhớ, Thời xuân sắc xa xưa.

Tác giả cố tình gieo nghĩa mù mờ khi viết nên bài thơ. Bề mặt, ta thấy ông trình bày quang cảnh một cây anh đào già cỗi nhưng vẫn tươi tắn ra hoa. Thế nhưng chữ ubazakura gợi cho ta hình ảnh một người phụ nữ luống tuổi mà còn cố giữ một số nét đẹp thời thanh xuân. Ngoài ra, cụm từ rôgo no omoide (

老後の思い出

ký ức lúc về già) vốn mượn chữ từ vở tuồng Nô cổ điển nhan đề Sanemori (実盛Lão tướng Sanemori)14 kể lại cuộc chiến cuối cùng của một viên tướng già nhuộm tóc cho đen để ra quân trước những địch thủ trẻ tuổi. Điển cố ấy giúp cho ý nghĩa của bài thơ trải rộng ra với một kích thước lớn hơn và sự dàn trải đó là dụng ý của tác giả muốn truyền đạt tới độc giả.

Hoa anh đào và người lữ khách

Cũng chơi chữ đấy nhưng không quá dụng công có lẽ là bài thơ sau đây mà Bashô đã viết ra ít lâu sau:

Akikaze no

Yarido no kuchi ya Togarigoe

(Hori 12, thu)

Gió thu đâm thốc vào, Kẻ hở khung cửa kéo, Nghe như tiếng thét gào.

Trong bài thơ này, tác giả sử dụng hai lối chơi chữ. Một là yarido (遣り戸cửa kéo) hàm chứa chữ đồng âm yari (槍ngọn giáo) và động từ yaru ( còn đọc là yaburu

破る

phá vỡ) cho ta thấy sức mạnh của ngọn gió luồng. Thứ đến chữ kuchi (口kẻ hở) còn có nghĩa là cái miệng, làm cho ta liên tưởng đến tiếng ai đang gào. Thế nhưng, ngoài trò chơi chữ này, bài thơ không đem đến một thi vị đặc biệt nào.

14 Bắt nguồn từ một đoạn trong Truyện Heike (Heike Monogatari).

33

Nhiều bài haiku Bashô viết lúc đầu đời chỉ có dụng ý mua vui và nếu thành công thì cũng là nhờ sự khéo léo của ông khi sử dụng ngôn ngữ. Nó không thể hiện bao lăm xúc cảm của chính nhà thơ, ngay cả trong những tình huống mà đáng lý ra ông có thể trình bày một cảm xúc đặc biệt. Chẳng hạn bài haiku sau đây viết trong ngôi nhà mà chủ nhân vừa có một đứa con bị chết:

Shiorefusu ya Yo wa sakasama no Yuki no take (Hori 20, đông)

Thân kia đà oằn xuống Giữa dòng đời đảo ngược.

Cây tre nằm dưới tuyết.

Một lần nữa, Bashô đã dựa vào nghệ thuật chơi chữ.Trong Nhật ngữ, yo

vừa có nghĩa là cuộc đời, vừa có nghĩa là yo cành cây

(eda) hay lóng tre, đốt lau

(fushi). Cuộc đời điên đảo, ngược ngạo đã làm cho đứa con phải chết trước cha mẹ cũng như ngọn tre oằn xuống và chạm đất trước thân tre. Ngoài ra, nó còn ngụ ý nói đến vở tuồng Nô nhan đề Take no yuki (Tuyết trên thân tre), trong đó, một người mẹ thương khóc đứa con mình bị chết giá trong khi anh ta tìm cách gạt tuyết khỏi lùm tre. Kỹ thuật chơi chữ này có cái hay là kết hợp hai trình độ ngữ nghĩa với nhau và tạo ra một sự mơ hồ cần có của một bài thơ. Khổ thay, nó cũng có cái dở: sự dàn dựng phức tạp và dụng công của nó đã làm mất đi chất trữ tình. Không thể nào một bài thơ trữ tình thiếu tính nghệ thuật và diễn tả quá trực tiếp có thể sử dụng một cách hiệu quả trong trường hợp ai điếu người chết.

Làm như thế, chàng tuổi trẻ Bashô cũng chỉ đi theo những qui ước của thời đại mình đang sống. Lúc mới bưóc vào làng thơ, Bashô chịu ảnh hưởng của thi phái Teimon hay Trinh Môn

貞門,

15 một trường phái haikai đặt nặng vấn đề kỹ thuật. Thế nhưng như chúng ta sẽ thấy, càng trưởng thành, Bashô càng không thỏa mãn và sau đó đã xa rời thi phái ấy. Trong thi tập Kaiôi (貝おおいTrò chơi bốc vỏ sò)16 năm 1672, đã có một bài thơ chứng minh điều đó:

Kite mo miyo Jinbê ga haori Hanagoromo (Hori 38, xuân) Đến đây mà xem nào Người ta khoác áo chẻn,

15 Trường phái lấy nhà thơ Matsunaga Teitoku (Tùng Vĩnh, Trinh Đức, 1571-1653) làm tổ. Đã mở màn cho phong trào haikai phổ cập trong quần chúng, vốn lấy sự chơi chữ làm trọng. Phong cách của Trinh Đức vẫn có tính truyền thống cho nên còn gọi là cổ phong.

16 Một trò chơi có từ thời Heian, còn có tên là Kai-awase, gồm 360 mảnh vỏ sò, chia làm hai bên tả hữu.

Người chơi dựa trên hình thù, màu sắc, vẻ đẹp của chúng để tranh hơn thua. Có khi được trang trí bằng những bài thơ. Có thể Bashô ví von nó với Uta-awase (Hội bình thơ).

34

Làm áo hội anh đào.

Vẫn còn có có một chút chơi chữ vì chữ kite trong Nhật ngữ có nghĩa là “hãy đến”

来 て

mà cũng có nghĩa là “hãy mặc”

着て

. Kite mo miyo “Đến xem nào, xem nào!” là một lối nói thông tục, hay xuất hiện trong những bài hát rao thời ấy. Cái áo khoác haori kiểu anh chàng Jinbê17 lại là thứ áo vải thường, cộc tay của người hàng tỉnh, không có gì là cao sang. (Từ đây, đi ngắm hoa anh đào nở cũng chẳng cần chi ăn mặc đẹp đẽ cầu kỳ, NNT). Hai câu đầu đã đưa cái chuyện xem hoa (花見hanami) - vốn là một cái thú tao nhã - từ trời xuống đất đen. Điều đó cho ta thấy Bashô bắt đầu đi theo một hướng mới, bởi vì những bài haiku đầu tiên của ông chỉ giới hạn trong cái đẹp thanh tao và những trò chơi chữ đầy cơ trí. Lúc đó, ông cũng thường xuyên móc nối thơ mình với những bài thơ cung đình và bản tuồng Nô, thú vui của tầng lớp quí tộc. Nay thì với thi tập Kaiôi (貝ほういTrò chơi bốc vỏ sò), dường như ông đã hạ mình xuống bằng cách sử dụng nhưng tư liệu dân dã hơn như cách nói chuyện thường ngày của người bình dân hay câu chữ có tính đại chúng.

B) Thời kỳ thứ hai: Nghiên cứu các khuynh hướng đã có và khám phá kỹ thuật