• 検索結果がありません。

BASHÔ B ÌNH THƠ

I) Những cuộc bình thơ Haiku đầu tiên:

Công trình đầu tiên của Bashô về phê bình văn học, Trò chơi bốc vỏ sò (貝おほいKai Ôi , 1672), có cái vinh dự được xem như quyển sách đầu tiên và duy nhất do ông xuất bản dưới tên tuổi của ông225. Nó liên quan đến một cuộc thi thơ gồm 60 cặp haiku đối địch nhau, tựa như cách thức xếp cặp trong trò chơi bốc vỏ sò của các cô gái Nhật Bản.

225 Bashô đã xuất bản Trò chơi bốc vỏ sò (Kai Ôi) ít lâu sau khi ông đặt chân đến Edo. Còn như Mặt trời mùa đông (Fuyu no hi), Áo tơi cho khỉ (Sarumino), Bị đựng than (Sumidawara) và những tuyển tập Haikai khác của trường phái ông đều do các đệ tử cho in ra về sau. Đường mòn miền Bắc (Oku no hosomichi) và những du ký khác cũng chưa bao giờ ra mắt độc giả lúc Bashô sinh tiền. Bạn đọc tiếng Anh có thể tham khảo tên các tác phẩm nói trên theo thứ tự trên: The Seashell Game, The Winter Sun, The Monkey’s Cloak, A Sack of Charcoal, The Narrow Road to the Deep North.

178

Lần đó, hình như Bashô có đưa ra 2 bài, còn 58 bài kia đến từ 36 nhà thơ khác. Rất ít thông tin về 36 nhân vật này, chắc hầu hết họ là những nhà thơ tài tử sống ở vùng Ueno (Iga) hay lân cận. Có khi đó chỉ là những tên tuổi tưởng tượng mà Bashô đội lốt để dấu không cho ai biết là của ông. Dù sao, phẩm chất của những bài thơ ấy không có gì cao xa cho lắm, đề tài sáo mòn, giọng điệu nhạt nhẽo và yếu tố cấu thành thường thường là hạ cấp. Có chăng, chúng có một sự đồng nhất trong hình thức là đã phản ánh ngôn ngữ hàng ngày của tầng lớp bình dân, đặc biệt là của những chàng trai phóng đãng đô thị hay lui tới những xóm yên hoa. Họ là những người tự hào vì cách dùng tiếng lóng chứng tỏ mình nhanh trí, biết hát những bài dân ca đang lưu hành và ưa chạy theo lối sống thời thượng. Điều làm chúng ta thú vị là ông bạn trẻ Bashô của chúng ta ngày đó cũng dùng cùng một thứ ngôn ngữ như họ để bình thơ. Xem ra ông đã thành công rực rỡ.

Kết quả là Trò chơi bốc vỏ sò gợi nên một ấn tượng đồng nhất và độc đáo: nó là một tuyển tập những bài thơ do những anh tỉnh thành thạo đời viết ra, được một anh tỉnh thành thạo đời khác bình luận, với chủ ý mua vui cho một số độc giả thông hiểu họ.

Trò chơi bốc vỏ sò từng cặp song đôi như khi thi thơ

Những dòng sau đây đề cập đến một ví dụ về lối bình thơ của Bashô vào thời điểm Trò chơi bốc vỏ sò. Hai bài thơ đối địch trong hiệp đấu (ban

) thứ 22 của cuộc thi thơ đều có đề tài nói về lá đỏ mùa thu (momiji

紅葉):

Toriage baba ya, Migi nari no te no Momiji kana

Bàn tay phải cô mụ, Nhìn lại sao mà giống, Lá phong đỏ mùa thu.

(thơ Sanboku)

Momijinu to Kite miyo kashi no Eda no tsuyu

“Đến đây mà xem nào, Ta đâu hề hóa đỏ !”

Lời sương nhánh sồi cao.

179

(thơ Dasoku)226

Lá đỏ mùa thu là đề tài cho biết bao bài thơ phong nhã trong văn chương cung đình Nhật Bản. Rõ ràng là bài thơ của Sanboku đã dựa vào chủ đề lá đỏ đó nhưng chỉ có mục đích gây cú sốc. Ai đời lại đem ví bàn tay vấy máu của một cô mụ (cô đỡ, hộ sản) với một lá phong đỏ tươi! Còn như Dasoku thì ông nói về cây sồi mùa nào cũng vẫn giữ được một màu xanh. Đứng độc lập so với những cây những loại cây láng giềng đang thay đổi sắc lá và phủ đầy sương trắng, sồi ta có vẻ tự tin về sự hấp dẫn của mình. Hơn nữa, Dasoku lại dùng ở đây câu nói mời mọc đang lưu hành, xuất phát từ một bài ca dân dã: “Đến đây mà xem nào!” (Kite miyo!).

Lá phong đỏ như bàn tay cô mụ

Lúc đó, Bashô đã xử cho Sanboku thắng cuộc bằng những lời bình như sau:

Bài thơ trên (Sanboku) sử dụng một lối tỉ dụ độc đáo bằng cách dựa vào màu đỏ rực của lá phong. Bài thơ dưới (Dasoku) nhận xét thì chính xác nhưng chứng tỏ tác giả có sở thích lạ đời: ông ưa cây sồi mãi mãi xanh tươi mà không ưa cái thế giới có màu sắc biến đổi kia. Bài trên gợi cho ta thấy với bàn tay màu đỏ của cô mụ, tác giả vừa khéo trình bày qua thơ vừa nghệ thuật ái tình lẫn kỹ thuật sinh sản ra những ngôn từ đầy sinh lực. Vị trí của nó ở trên cao cách đến cả ngàn dặm so với bài dưới. Vì thế, nếu được mời tới chứng kiến sản phẩm thành công này, có lẽ tác giả của bài thơ cây sồi sẽ rút thanh kiếm gỗ của ông ta lại và chuồn đi cho nhanh.

Lời bình của Bashô ở đây chứng tỏ ông thông minh, nhanh trí bởi vì ông dùng ngôn ngữ và ảnh tượng giống như trong hai bài thơ. Đề tài đặt ra liên quan đến sắc màu của lá, chữ “màu” ở đây đã được dùng liên tiếp trong cái nghĩa “sắc thái” (hue) (tập hợp gồm những màu chính và các màu trung gian, NNT) hoặc “cuộc đời nhiều sắc thái, không bị câu thúc” (colorful unrestrainted life), hay có thể là cả hai. Bởi vì Sanboku dùng hình ảnh của cô “hộ sản” khiến cho Bashô nhân đó mà bàn về “kỹ thuật sinh sản”, “sản phẩm thành công”. Trong khi ấy, khi nói đến thơ Dasoku, ông đưa ra hình ảnh “thanh kiếm gỗ”, ngụ ý hiệp đấu thơ này cũng như cuộc tỷ thí giữa hai tay đấu kiếm. Còn như lối nói đùa bỡn “Đến đây mà xem nào!” cũng đã được ông nhại lại nhưng trong một văn mạch

226 Có cách hiểu Sanboku và Dasoku là những biệt hiệu từ cách nói khiêm tốn. Sanboku 散木(Tán mộc) tức gỗ vô dụng là chữ trong sách Trang tử, chương Nhân gian thế, còn Dasoku蛇足 (Xà túc) là chân rắn, ý nói kẻ vẽ rắn thêm chân.

180

khác (“được mời tới chứng kiến sản phẩm thành công”, NNT). Chúng ta có thể không thấy nó qua bản dịch sang Anh ngữ, nhưng kỳ thực, Bashô chơi chữ nhiều lần. Không còn nghi ngờ gì nữa, Bashô đã dùng cái kiểu ăn nói nhanh trí của người kẻ chợ, và dùng rất tài tình.

Chưa hết, đằng sau cái đùa cợt đó, Bashô vẫn cho ta thấy đâu là bản chất ý thức phê bình rất rõ nét của ông. Trước tiên, ông đánh giá “lối tỉ dụ độc đáo” của bài thơ về bàn tay cô mụ; ông khoái trá trước sự độc sáng nếu không nói là quá trớn khi đem ví von màu đỏ tươi của lá phong với bàn tay vấy máu của cô đỡ đẻ. Thứ đến, ông thích cái thế giới đầy màu sắc hơn là cái thế giới không màu. Bài thơ đầu cho ta thấy hình ảnh của một chàng trai phóng đãng biết cả hai mặt sáng sủa và u ám của cuộc đời tình ái, trong khi bài sau thể hiện sở thích của một ông già cổ điển vốn chuộng một cái đẹp khắc khổ.

Ba nữa, Bashô bị lôi cuốn bởi “ngôn từ đầy sinh lực” của Sanboku trong bài thơ đầu, nó sống động và gợi hình.Tất cả những gì làm ông hài lòng đều nhắm cùng một hướng.

Trong giai đoạn này, Bashô yêu thích những bài thơ nói lên được sức tưởng tượng trẻ trung, mạnh mẽ đến tràn bờ, mở tung cửa để cho nhiều khả năng khác của thực tế con người trở thành nguyên tố thi ca mà ngôn ngữ là phương tiện biểu hiện. Tóm lại, suốt Trò chơi bốc vỏ sò, những lời bình phẩm của Bashô đều dựa lên thái độ cổ vũ cho sự phá vỡ những biên cương đang kìm hãm tự do đời sống con người cùng là những viễn mơ của họ.

Lời lẽ của Bashô có sự thay đổi đáng kể từ khi ông được mời làm chủ khảo của Kỳ bình thơ mười tám hiệp (Juuhachiban hokku-awase) mà ông đã viết những lời bàn vào mùa đông năm 1678. Cái giọng đùa bỡn, nhanh trí, hầu như hợm hĩnh một anh chàng kẻ chợ sành sỏi đã nhường chỗ cho thái độ nghiêm cẩn, trầm tĩnh của ông thầy haikai thành danh. Lý do một phần có thể đến từ việc những nhân vật tham dự kỳ thi đấu đó tuy dân kẻ chợ nhưng hầu hết là những người có một địa vị xã hội cao. Lý do khác nữa đến từ tính chất của 36 bài haiku (18 x 2) được đem ra thi tài. Chúng không có cái giọng náo hoạt của những bài thấy trong Trò chơi bốc vỏ sò. Những điều này không nhằm phủ nhận sự trưởng thành của Bashô trong lĩnh vực phê bình. Gần bảy năm trời trôi qua từ khi ông viết Trò chơi bốc vỏ sò và trong khoảng thời gian đó, ông đã thu thập nhiều kinh nghiệm khi đấu tranh cho cuộc sống trong một đô thị không thân thiết với mình.

Nay với vai trò chủ khảo cho một cuộc thi thơ tầm cỡ này, Bashô ý thức được thái độ nghiêm cẩn cần phải có.

Kỳ bình thơ 18 hiệp (1678) nói trên gồm 2 phần: phần đầu 6 hiệp, phần sau 12. Chúng ta thử quan sát hiệp thứ 3 của phần 2 xem sao. Hai bài haiku đem ra thi đấu đều không rõ tác giả nhưng chung đề tài về anh đào nở hoa:

Hamazakari Yomo no shibai ya Aki no kure

Anh đào đua nhau nở Biết bao đoàn hát dạo, Bảng lảng tựa chiều thu.

181

Ueno irai Aoba zo kaoru Boshun no yado

Từ hồi Ueno,

Giờ mới biết hương lá, Nhà trọ chiều cuối xuân.

Bài haiku đầu tiên nói về sự vắng vẻ của những rạp hát kabuki ngay giữa mùa xuân vì mọi người còn mãi mê nô nức đi thưởng hoa anh đào. Bài thứ hai liên quan đến hương thơm rơi rớt lại trong những cánh lá xanh nõn đâm ra trên cành khi tàng hoa anh đào rực rỡ đã tàn rụng. Ueno ở đây không phải là Ueno ở Iga, quê hương của Bashô, mà là vùng Ueno – cùng với Yanaka – là hai địa danh nổi tiếng về hoa anh đào ở Edo. Tác giả (vô danh) của nó đã nhiều lần lang thang nơi đây trong mùa hoa nở, nay trở lại nhà và lần đầu tiên nhận ra có hương hoa thoảng trong chùm lá mới. Khi nhận xét về hai bài thơ, Bashô đã hạ bút

Những đoàn hát đều phải chịu cảnh vắng vẻ từ khi người ta ùa nhau đi xem hoa anh đào ở Ueno và Yanaka đang thời thịnh khai. Diễn viên và chủ gánh hát cảm thấy họ như bị bỏ mặc giữa một cảnh sắc thiên nhiên cô tịch, trong đó chẳng có hoa anh đào mà cũng chẳng có lá phong hồng thắm!227 Thay vào đó, hình ảnh gánh hát ế khách đem so sánh với buổi chiều thu ở đây rất đắt và ta thực tình khen ngợi bài thơ này ở nhiều điểm.

Thế nhưng tình cờ thay là học trò ta, anh Sanpuu, đã từng làm một bài haiku mà anh sao chép rất nhiều lần trên các bức tranh thơ: “Khi anh đào nở rộ. Lòng nó bỗng vô tình” Đáng tiếc là bài thứ nhất giống thơ Sanpuu quá đỗi. Còn như bài thứ hai thì nó cho ta thấy tác giả đang hồi tưởng lại vẻ đẹp của anh đào thời nở rộ khi ông ta chợt nhận ra chút tàn hương đọng lại sau khi những trận cuồng phong mùa xuân làm rơi rụng hoa kia trên mặt đất228. Bài này thật là một áng thơ không thể bỏ qua cho nên ta xin phép cho nó thắng. Nhưng dù sao, hãy vẫn còn có cái gì đó làm nó không sánh nổi với bài trước.

227 Ngụ ý về một bài thơ nổi tiếng của đại thi hào Fujiwara no Teika 藤原定家(1162-1241): Miwataseba / Hama no momiji mo / Nakarikeri / Ura no tomaya no / Aki no yuugure. NNT tạm dịch: Trước sau nào thấy anh đào. Không rừng phong đỏ, duy lều tranh thưa. Chiều thu bến nước ai qua.

228 Ẩn dụ về một bài tanka của thi tăng Jakuren 寂蓮 ( ? - 1202). Thơ như sau: Chiri ni keri / Aware urami no / Tare naraba / Hana no ato tou / Haru no yamakaze. NNT tạm dịch: Hỡi cơn bão núi mùa xuân, Hận ai mà đuổi theo chân hoa tàn. Chúng đà tan tác. Sao đang!

182

Mùa hoa anh đào ở Ueno-Yanaka (Tokyo) bây giờ

Bashô có cảm tình sâu sắc với cả hai bài thơ và chỉ đưa ra phán quyết sau khi đã phân tích kỹ càng, đầy đủ, ý nghĩa của chúng. Trong phần phê bình, ông tỏ ra đã tuân theo những qui tắc truyền thống của các hội bình thơ nhưng không hoàn toàn bị câu thúc bởi chúng. Ông đã quyết định cho bài thứ hai thắng chỉ vì bài đầu đã vi phạm một qui tắc cố hữu: không có bài thơ nào có thể thắng giải nếu nó mang những yếu tố như đề tài hay hình thức tương tự với một bài thơ ra đời trước. Dù sao Bashô đã thẳng thắn khẳng định rằng ông thích bài đầu hơn bởi vì sự so sánh thấy trong bài thơ ấy rất đạt. Về phương diện này, cách nhìn của Bashô không hề thay đổi từ thời Trò chơi bốc vỏ sò khi ông cho bài thơ nói về bàn tay cô mụ thắng bởi vì nó vô cùng giàu sức tưởng tượng. Thế nhưng bản chất của hai sự vật được đem ra so sánh lần này không đến nỗi quá trớn như lần trước. Bao trùm lên cả hình ảnh gánh hát kabuki ế khách và buổi chiều thu bên bờ biển là cái không khí nặng nề, ảm đạm. Rõ ràng sở thích của Bashô đã bắt đầu thiên về loại hình thẫm mỹ mới này và ông còn yêu nó hơn cả vẻ đẹp tươi mát thấy trong bài thơ nói đến những vòm lá xanh non.

Hai năm sau, ông lại chủ trì chấm hai cuộc thi thơ khác. Một đệ tử đầu đàn của ông là Enomoto Kikaku229 đã soạn ra 50 bài haiku, sắp nó thành 25 cặp và nhờ Bashô bình cho. Cũng trong thời gian ấy, đệ tử khác là Sanpuu cũng xin ông giúp một việc giống y.

Sưu tập của Kikaku có tên là Hội bình thơ dân dã (田舎句合わせInaka Ku-awase) bởi vì những cặp thơ đem ra thi đấu đều có chủ đề là nếp sống nhà quê ở vùng ngoại ô Edo.

Sưu tập của Sanpuu là Hội bình thơ trường xuân (常盤句合わせTokiwaya Ku-awase) bởi vì những haiku trong đó đều liên quan đến những loài cây xanh tươi bốn mùa. Cả

229 Enomoto 榎本là họ mẹ chứ thực ra ông tên là Takarai Kikaku 宝井其角(1661-1707), đệ tử đầu đàn của Bashô, một trong thập triết. Người Ômi (gần Kyôto) nhưng lên Edo nhập môn Bashô từ năm 15 tuổi, cộng tác đắc lực với thầy. Đã biên soạn các tập Minashiguri 虚栗(Hạt dẽ rỗng), Hanadzumi花摘(Người hái hoa), Kareobana 枯尾華(Hoa lau khô). Thi phong hoa lệ, sau mở trường dạy haikai ở Edo (Edoza江 戸座), học trò đông đảo, có cả những nhà quyền quí theo học nên nổi tiếng một thời.

183

hai sau đó đã được gộp lại in chung trong một quyển nhan đề Hội bình thơ Haiku (

俳句 合わせ

Haiku awase) vào mùa thu 1680.

Kikaku, thi phong hoa lệ nổi tiếng một thời

Những lời phẩm bình của Bashô ghi lại trong quyển này chứng tỏ ông đã có một sự thay đổi thái độ. Chủ yếu là ông biến hóa, đa dạng hơn. Một số ý kiến và thành ngữ đã được đem ra dùng trong lời đánh giá; những cách nói như “phong phú”, “có tầm cỡ”, “mạnh mẽ”, “hoa lệ”, “cảm động”, “ sâu sắc”, “mở rộng tầm mắt”, “gợi ý đến vô hạn” vv...

được ông sử dụng một cách tự do để định giá trị của các bài thơ. Ông mượn rất nhiều ý kiến và ngôn ngữ diễn đạt đến từ thi pháp Nhật Bản, mỹ học Trung Hoa, kinh điển nhà Phật và Đạo gia. Một điều cần để ý nữa là vào thời đó, thơ của Kikaku và Sampuu làm ra cũng đa dạng trong đề tài và phương pháp biểu hiện, chẳng khác chi chính thơ Bashô.

Sự thực cho ta thấy Bashô đang ở trên đường mò mẫm những khả năng mới trong lãnh vực phê bình cũng như ông từng đi tìm phương pháp biểu hiện mới cho sáng tác haiku.

Với tư cách là nhà phê bình, ông cũng đã phải trải qua một giai đoạn thử nghiệm.

Sanpuu tích cực hỗ trợ thấy mình trên mọi phương diện

Tưy vậy, lúc này đã lộ ra vài tín hiệu gợi cho ta thấy hướng đi của Bashô trong những năm chín muồi về sau. Chẳng hạn lời bình về hiệp đấu thứ 17 trong Hội bình thơ dân dã:

184

Kinuta no machi Tsuma hoyuru inu Aware nari

Giữa phố chày đập áo, Tiếng chó tru gọi cái, Nghe tội quá đi thôi!

Imo uete

Ame wo kiku kaze no Yadori kana

Vồng khoai môn ngoài hè, Tiếng mưa gieo gió giật, Chỗ trọ một mình nghe.

Cả hai bài thơ đều có mục đích đánh thức trí tưởng tượng qua thính giác (nghe) của độc giả. Bài haiku thứ nhất tập trung vào sự hài hỏa giữa tiếng chày đập áo (đúng hơn là tiếng đập và giũ áo trên mặt đá hay vật cứng, NNT) đều đặn buồn tênh và tiếng con chó tru gọi chó cái vang lên từng chập230.Cả hai đều đã lọt vào tai người khách đi đường vào một buổi chiều thu.Trong bài thứ hai, chủ chốt là tiếng mưa gieo gió giật trên những lá khoai môn to bản và mềm mại trong một đêm giông bão mà người ẩn sĩ nghe từ túp lều nhỏ bé của mình. Phê bình hai bài thơ này, Bashô đã viết:

Bài thơ thứ nhất dùng tiếng “đập áo giữa phố” mới mẻ thay cho tiếng “đập áo trong thôn làng” đã sáo cũ. Nó còn đưa ra hình ảnh “chó tru gọi cái” khác hẳn khuôn mẫu thường dùng là “nai cô đơn gọi bạn”. Nhưng dù sao, đối với ta, tất cả chẳng qua là thủ thuật giả tạo đem ra dùng trong một tác phẩm nghệ thuật vì nó quá đỗi dụng công.

Ngược lại, ta có ấn tượng tốt với cái không khí buồn thương tan tác trong tiếng mưa gieo trên những tàu lá khoai. Nó gần giống như tình cảm được nhà thơ Trung Quốc họ Mạnh231 viết về mưa, mà câu cuối cùng đại ý nói: “Những hạt mưa chảy xuống từ đám lá như cùng chung một nhịp với ánh trăng đang soi lên tàu chuối ”. Nên chi bài thứ hai phải thắng giải.

Nếu là Bashô trước kia – thuở ông còn yêu chuộng lối so sánh giàu sức tưởng tượng – thì chắc ông đã phải để bài thứ nhất trúng giải vì trong đó có sự kết hợp độc đáo giữa tiếng chó tru và tiếng đập giũ quần áo. Thế nhưng đối với Bashô của năm 1680 này, điều đó quá giả tạo. Ông thiên về cái buồn bã cô quạnh do tiếng mưa gieo trên tàu lá khoai gây ra. Lá khoai môn to chẳng kém gì lá chuối và cũng dễ bị gió mưa đánh cho tả tơi. Bài thơ đó hao hao với một haiku của Bashô:

230 Xưa nay tiếng chày đập áo vẫn là hình ảnh của khuê phụ trông chồng đi chinh thú. Sự so sánh với tiếng chó đực tru gọi cái thì tuy gây sốc nhưng phải chăng “nhân vật đạo đồng” ?, NNT)

231 Thực ra, trong nguyên tác của Ueda, nhà thơ họ Mạnh (?) này có tên là Meng Shu-i, ngay chính Ueda cũng chịu, không rõ là ai. Chỉ biết tác phẩm của người ấy nhan đề Hạ vũ (Mưa hè) và nằm trong một tuyển tập thơ Trung Quốc phổ biến vào thời Edo.