• 検索結果がありません。

Chuyến viếng thăm thôn Sarashina (Sarashina Kikô, 更科紀行 , 1687):

TẢN VĂN BASHÔ

II) Kikôbun ( 紀行文 , travel journal) hay nhật ký ghi lại cuộc sống của một tâm hồn lãng tử:

4) Chuyến viếng thăm thôn Sarashina (Sarashina Kikô, 更科紀行 , 1687):

Tiếp theo đây là Chuyến viếng thăm Sarashina173, bút ký thứ tư và ngắn nhất trong chùm bút ký của Bashô. Cũng như bút ký ngắn Chuyến hành hương đền Kashima trước đó, cấu trúc của bút ký này cũng tương tự như một haibun: phần đầu văn xuôi, phần sau là thơ. Giống như thế, mục đích của chuyến đi là xem trăng ngày mùa ở một nơi thôn dã cổ xưa và chủ đề của bút ký đặt trọng tâm vào đó. Bashô đã bắt đầu bút ký bằng câu:

“Lòng ham muốn được đi ngắm trăng ngày mùa ở ngọn núi Obasute174 gần thôn

173 Sarashina Kikô更科紀行, bút ký của Bashô ghi lại chuyến thăm thôn Sarashina更科 (1688) vùng Shinshuu信州 (nay là tỉnh Nagano) của Bashô viết vào khoảng năm 1688-89. Nó làm ta liên tưởng tới Sarashina Nikki 更級日記của bà Sugawara Takesue no Musume菅原孝標の女 viết vào năm 1020 nhưng phần lớn bà chỉ nói nhiều về thế giới mộng hơn là hiện thực.

174 Obasuteyama姨捨山, ngọn núi cao khoảng 1252m ở tỉnh Nagano, nơi có truyền thuyết về anh con

153

Sarashina càng ngày càng mạnh trong ta mỗi lần thấy trận gió thu nổi dậy....”. Sau đó, ông giới thiệu hai bạn đồng hành với mình trong chuyến đi này: một người là Etsujin, thân hữu và cũng là học trò của ông, cùng với một người tùy tùng mà đệ tử là Kakei phái đi theo. Sau đó có một nhà sư dáng điệu khắc khổ cũng nhập đoàn. Bộ phận chính của nội dung bút ký mô tả sự gian hiểm của đoạn đường khó lường, lúc thì dốc dựng đứng như thành, lúc thì cheo leo bên bờ vực, lúc lại như lao đầu xuống những dòng thác nước đổ xiết. Phần văn xuôi có một phân đoạn trong đó Bashô cho biết mình đã rất hài lòng khi ngắm được con trăng thu trong một quán trọ ở Sarashina. Phần còn lại là thơ, gồm có 13 bài haiku viết trong chuyến đi, 11 do chính Bashô và 2 của Etsujin.

Rừng thu bên sông

Chúng ta tự hỏi động cơ nào đã thúc đẩy Bashô viết bút ký ngắn này. Sau khi xong Dọc đường mưa gió, tập bút ký thuật lại chuyến lữ hành về miền Tây của ông đến tận Akashi

175; từ đó ông ngừng viết tuy vẫn tiếp tục ngao du đây đó. Có thể Bashô cảm thấy ông không còn gì để nói thêm và nếu cứ viết nữa thì ông sẽ rơi xuống hàng nhà văn viết nhật ký du hành thông thường chỉ biết mô phỏng Tsurayuki và ni sư Abutsu. Thế thì tại sao bây giờ ông lại chọn viết Chuyến viếng thăm thôn Sarashina một khi đã ý thức tất cả về những điều nói trên?

Câu trả lời phải là việc Bashô đang có điều gì mới đáng thổ lộ, một điều gì đó mà ta không hề thấy trong Dọc đường mưa gió. Điều này đã được khơi gợi ra rõ rệt ở cuối phần văn xuôi của bút ký, trong đoạn mà hơi văn đạt đến cao điểm:

Trong khi sự chú ý của ta bị những sự vật khác lôi cuốn, con trăng đã leo lên bên trên những rặng cây và tia sáng của nó bắt đầu len lỏi qua mảnh tường đổ.Tiếng khua của thanh gỗ chập vào nhau đuổi chim phá hoại hoa màu và tiếng những người thợ săn nai gọi bạn nghề nghe lúc xa lúc gần. Không khí gợi lên sự tư lự của mùa thu chưa bao giờ được cảm thấy như vậy. “Nào”, ta nói với nhửng người bạn đồng hành, “giờ đây cho phép tôi đãi các bạn cùng ngắm trăng một chung ruợu nhé!”. Mấy cái chén mà chủ

trai vùng Sarashina đem người mẹ không còn sức lao động bỏ trên núi cho gia đình bớt miệng ăn nhưng sau vì động tình mẫu tử lại cõng về. Nhờ kiến thức của mẹ già giải đáp được câu đố của nước lân bang, lảnh trọng thưởng của nhà vua, cho thấy người già không hhẳn là kẻ chỉ ăn hại.

175 Akashi 明石、tên eo biển gần Kobe, thắng cảnh và địa điểm giao thông quan trọng tự thời Vạn Diệp và là tên của một chương nổi tiếng trong Truyện Genji.

154

quán đem ra là những dụng cụ uống rượu mà ta nhận xét có sức chứa nhiều gấp bội cái chung bình thường, lại còn trang trí bằng những mô hình sơn kim nhũ nhưng có hơi thô.

Một người dân kinh đô có thể chê nó không tinh xảo và chẳng muốn đụng đến, thế nhưng ta lại bị ấn tượng mạnh về những cái chén đó. Ta thấy chúng như là những bảo vật vô giá trang điểm bằng kim cương lóng lánh176. Lý do có thể là vì nơi chốn nữa.

Sarashina, chốn này, khác hẳn với những nơi Bashô đã từng qua bởi vì phong cảnh của nó hãy còn giữ được nét hoang dã, chưa ai khai khẩn. Nhà thơ tìm thấy ở đó một kích thích tươi mát, đến nổi ông khám phá được cả vẻ đẹp từ những vật dụng mà trước đây ông cho là quá thô lậu..

Bà Sugawara no Takasue no Musume, tác giả Sarashina Nikki, đi thăm chùa Ishiyama.

Với châm ngôn “Hãy trở về với thiên nhiên!”, Bashô đã hết nơi này đến nơi khác nhưng bao giờ những cuộc du hành của ông cũng quanh quẩn chung quanh vùng đã có cuộc sống văn minh, không biết rằng mình chưa hề “trở về” thực sự giữa lòng thiên nhiên sâu thẳm. Có thể ông hơi hối hận về những câu chữ khoa trương viết lúc cao hứng khi tuyên bố mục đích của cuộc hành trình về miền Tây trong Dọc đường mưa gió. Ông thấy không cần phải loại chúng ra vì chúng đánh dấu được một giai đoạn trong sự trưởng thành của ông. Thế nhưng bằng cách nào ông cũng phải để lại đôi dòng cho thấy ông đã vượt qua giai đoạn ấy. Ít nhất đó là phần nào lý do làm cho ông đặt bút viết Chuyến viếng thăm thôn Sarashina và chắc chắn nó là động cơ chính yếu đưa đẩy ông làm cuộc hành trình dài về miền Bắc ít lâu sau.

Tâm trạng này cũng được phản ánh ở một trong 11 bài haiku ông viết cho phần hai của Chuyến viếng thăm thôn Sarashina. Nó như sau:

Kiso no tochi Ukiyo no hito no Miyake kana

Hạt dẻ núi Kiso,

Muốn đem tặng cho người, Còn đắm trong phù thế.

176 Có phải chăng điều nói ở đây đã ảnh hưởng tới cách nhìn của nhà nghiên cứu nghệ thuật dân gian Yanagi Muneyoshi 柳宗悦 (Liễu Tông Duyệt 1889-1961) khi ông cho rằng những vật dụng của người thợ gốm thủ công mới đáng nghiên cứu chứ không phải là những tác phẩm của các đại sư?

155

Những hạt dẻ này không phải là loại thông thường. Nó chỉ được tìm thấy trong vùng núi sâu, ví dụ khu vực Kiso, nơi có thôn Sarashina. So với các loại hạt dẻ khác, hạt dẻ do cây tochi (horse chestnut)177 không thơm ngon gì và chỉ ăn được khi đã nấu nướng. Rõ ràng hạt dẻ này tượng trưng cho thiên nhiên hoang dã, chưa từng được nhìn thấy một lần bởi những người phố thị đang mãi mê ngụp lặn trong khoái lạc của đời phù thế. Qua mấy câu này, Bashô hình như còn có ẩn ý cho rằng những bài haiku tưởng chừng thiếu tính nghệ thuật và quá thô lậu ông viết trong dịp này lại chính là món quà quí hiếm mà ông muốn dành cho những ai chỉ quen với văn chương đô thị.Như thế, ông muốn đưa cái vẻ đẹp đáng yêu của sự hoang dã đến cho đại chúng độc giả.

Thủ bút của Bashô (Sarashina Kikô)

Và không ai ngạc nhiên khi thấy chuyến lữ hành sau đó của ông hướng về miền Bắc, nơi thâm sâu và hoang dã nhất Nhật Bản. Thành quả của nó là tập bút ký Đường mòn miền Bắc.

5) Đường mòn miền Bắc (Oku no hosomichi

奥の細道, 1689):

“Đường mòn” ở đây có nghĩa ẩn dụ (metaphorical) hơn là văn chương bình thường (literal) và “miền Bắc”178 sâu thẳm cũng vậy. Về bề mặt, đây là nhật ký đường trường dài nhất của Bashô, ghi lại những sự kiện xảy ra trên con đường ông đi vào năm 1689 về miền Bắc đảo Honshuu.Về mặt ẩn dụ thì tập du ký này ghi chép cuộc du hành trong tâm thức của Bashô đi tìm cái đẹp tối thượng của thiên nhiên, sự tìm tòi của một

177 Cây tochi (tochi no ki) 橡の木cao khoảng 25m, có quả thuộc loại hạt dẻ, hình viên chùy với 3 khứa, vỏ màu nâu láng đẹp nhưng không ăn sống được mà phải nghiền thành bột, lấy hết chất chát, làm bánh hay nấu chè cháo. Cây maronnier ở vùng Địa Trung Hải cùng một họ với nó.

178 Có thuyết cho là đường mòn không phải là một con đường cổ nhân đi đã mòn nhẵn, nó chỉ là con đường hẹp, tượng trưng cho những ý thơ tinh tế mới mẻ mà khi đi hút vào miền Bắc thâm u (chiều cực sâu của sự vật) người ta mới có thể bắt lấy được.(Theo ý tư liệu 3 trong Thư mục tham khảo)

156

người đã lạc lối trong cõi phù thế của xã hội đương thời. Bút ký đã hầu như đi đến chỗ chung cục khi ông đến Ôgaki, nơi đây các người ngưỡng mộ bao quanh ông. Ông đã một lần nữa trở về cõi phù thế ở đấy cho nên ông không thấy việc viết tiếp bút ký ấy có ý nghĩa gì nữa.

Như thế, Đường mòn miền Bắc chỉ mô tả những con người và sự vật mà vẻ đẹp chẳng bao giờ làm vướng mắt của họ không đi ra ngoài phạm vi của thiên nhiên thô lậu, hoang sơ. Chẳng hạn đoạn văn sau đây được thấy ở đầu tập:

Dưới bóng cây hạt dẻ cổ thụ gần khu phố nhà trạm, có một vị sư đang sống cuộc sống lánh đời.Dường như đời ông thật tĩnh lặng, chẳng khác chuyện một nhà thơ ở ẩn đi nhặt hạt dẻ trong núi thời xưa. Ta bèn viết lên trên giấy chữ “hạt dẻ” (lật

) theo văn tự Trung Quốc. Nó gồm hai phần, có nghĩa là “phía Tây” (tây

西) và “cái cây” (mộc 木). Có lần Bồ tát Gyôki

179 đã liên tưởng cây hạt dẻ với cõi Tây Phương tịnh độ và ông dùng vật liệu cây ấy để chế ra gậy và cả kèo cột trong nhà mình.

Yo no hito no Mitsukenu hana ya Noki no kuri

Có mấy ai trong đời Chợt tìm ra vẻ đẹp Chùm hoa dẻ bên hiên.

Bài thơ này có thể giải thích hai lối: văn chương thông thường hoặc ẩn dụ. Chùm hoa dẻ rất bé và không có gì lôi cuốn, nó lại nở vào mùa mưa, cho nên có thể so sánh với cuộc đời của nhà tu đi ở ẩn này. “Đời” (yo) trong văn mạch ám chỉ cõi phù thế (ukiyo). Bài haiku này gợi ta nhớ đến bài thơ nói về hạt dẻ núi Kiso ở đoạn cuối cùng trong Chuyến viếng thăm thôn Shirashina.

Trong một tiểu đoạn trước đó, Bashô đã tỏ lời ca ngợi một nhân vật đã giữ được khoảng cách với cõi phù thế. Ông ta chẳng phải là nhà sư; chỉ là một ông chủ nhà trọ sống bình thường giữa mọi người:

Ngày thứ 13, chúng tôi dùng chân dưới chân núi Nikkô. Ông chủ quán nơi chúng tôi ở trọtự giới thiệu : “Tên tôi là Hotoke (Phật) Monzaemon. Mọi người thương mà đặt biệt hiệu cho tôi như vậy vì lúc nào tôi cũng cố gắng lương thiện trong mọi công việc. Vậy xin các ông cứ qua đêm ở đây và chớ có khách sáo”. Ông làm tôi nghĩ không hiểu ông là một vị Phật nào đã hòa mình vào đống bùn nhơ này để cứu giúp những kẻ hành hương đói khát như chúng tôi. Tôi nhìn ông chăm chú và nhận thấy ông chỉ là một con người chất phác, không thông minh lanh lợi như người đời. Khổng Tử có lần nhận xét rằng kẻ ngu phu với tấm lòng đơn sơ mới dễ tìm về chân lý. Lòng dạ ông chủ quán cũng trong trắng như thế khiến cho ông được mọi người đánh giá cao.

179 Gyôki行基 (hay Hành Cơ, 668-749), sống vào thời Nara, một trong những tăng sĩ Nhật Bản buổi đầu.

Được kính trọng nhiều nhất vì đã kêu gọi làm những công tác thổ mộc giúp đời như dựng chùa chiền, xây cầu, đắp đường và biết sống gần gủi với đại chúng bình dân. Ông cũng là người đi rất nhiều.

157

Thay vào một cõi thiên nhiên với bản chất nguyên sơ hoang dã, ở đây là ông chủ quán cứ đeo đẳng cuộc đời lương thiện. Ông là một loại người khó tìm ra nơi thành thị xô bồ.

Ông không khôn khéo, còn ngây thơ đằng khác khi ông kể cho khách nghe người ta gọi ông là “ông Phật” mà không e dè rằng thiên hạ sẽ cười mình tự cao tự đại. Nghi ngờ điều này, Bashô đã xích lại gần ông để nhìn cho rõ và nhận được rằng chủ quán không phải là một vị Phật nhưng là một loại người có tấm lòng đơn sơ trong trắng từng xuất hiện trước cả thời của Khổng giáo và Phật giáo. Bashô thấy nơi ông hình ảnh con người thái cổ chưa bị ác quỷ của nếp sống văn minh làm cho nhơ bẩn.

Dĩ nhiên không phải ai ai Bashô gặp trên bước lữ hành cũng đều giống hai nhân vật nói trên. Một số người chưa tỉnh ngộ, còm bám mùi trần tục và đó là chuyện khó tránh. Thế nhưng có viết về họ cũng chẳng bỏ công vì họ chẳng đem lại lợi ích gì cho chủ trưong của ông. Tốt hơn hết, bỏ mặc họ tất cả. Rõ ràng đó là điều Bashô đã làm. Theo Sora, bạn đồng hành với Bashô và là người đã viết một nhật ký song song cho chuyến đi với nhiều tình tiết cụ thể, thì ở nhiều thị trấn, Bashô đã được các samurai cao cấp và thương nhân giàu có tổ chức chiêu đãi. Chẳng hạn khi đến Sakata, ông đã được các tay phú hào ở thành phố thương mại bên bờ biển Nhật Bản này hết lòng cung phụng. Ở Murakami, một thị trấn kế cận Sakata, ông đã được một samurai chủ thành của địa phương mời đến và trao tặng một món tiền đáng kể. Còn ở Kashiwazaki, một thành phố khác ven biển nữa, ông đã được mời qua đêm tại phủ đệ một tay phú hào nhưng vì thấy bị đối xử thiếu cung kính nên đã bỏ đi, ngay trong lúc trời con đang mưa và người trong phủ hối hả chạy ra kéo giữ. Những con người và sự kiện như thế, nơi người viết du ký bình thường, nếu có nhật ký thì đáng là những tình tiết cần phải ghi chép lại. Thế nhưng Bashô không

mảy may nhắc tới. Bởi vì Đường lên miền Bắc là một du ký văn học mà tác giả của nó đã tự do chọn lựa tình tiết cần giữ lại theo ý mình.

Không những Bashô tự ý bỏ qua một số tài liệu mà ông còn thay đổi một số sự kiện sao cho chúng ăn khớp với điều mình muốn nói. Do đó mà ở một trình độ nào đó, Đường lên miền Bắc là một tập du ký có tính hư cấu. Một lần nữa, nó có cùng lý do: Bashô muốn trình bày chủ trương của mình một cách có hiệu quả. Chẳng hạn qua đoạn văn sau đây tả lại những gì đã xảy ra cho Bashô khi họ rời Matsushima:

Vào ngày 12, chúng tôi rời Hiraizumi. Từng biết có những thắng cảnh như cây tùng Aneha và chiếc cầu Odae ở gần đấy, chúng tôi đã mượn một con đường vắng vẻ chỉ có thợ săn và tiều phu lui tới. Thế nhưng chẳng bao lâu chúng tôi hoàn toàn bị mất hướng và lựa nhầm một con đường khác, nhờ đó lại tình cờ đến được một bến cảng tên gọi Ishinomaki. Kinkazan180, hòn đảo mà thơ phú ngày xưa ca tụng nơi ấy hoa nở thành vàng hiện ra lờ mờ ở ngoài khơi. Trong lòng vịnh là hàng trăm chiếc thuyền con đang neo, còn trên bãi biển có nhiều ngôi nhà chụm đầu vào nhau, từ đó những đợt khỏi thổi cơm bay lên không ngớt. Không hề hy vọng đến được một thị trấn như thế này! Chúng tôi bèn đi kiếm chỗ trọ nhưng chẳng ai cho ở qua đêm. Cuối cùng đành phải ngủ lại trong một túp lều hoang phế. Ngày hôm sau chúng tôi tiếp tục cuộc hành trình trên một

180 Kinkazan金華山, hòn đảo ngoài khơi tỉnh Miyagi, diện tích 9km2, cao khoảng 445 m. Đã được nhắc đến trong một bài thơ khánh hạ của Ôtomo Yakamochi大伴家持 (716?-785) thi nhân thời Vạn Diệp khi các bộ tộc miền Bắc đến dâng vàng cho Thiên hoàng. Bài thơ nói về “những đóa hoa bằng vàng” nở trên núi Michinoku 陸奥山mà người ta tưởng lầm là Kinkazan.

158

tuyến đường mình hoàn toàn xa lạ. Nhìn hướng con lạch Sode, cánh đồng Obuchi và đầm Mano đằng xa, chúng tôi đi dọc theo con đê dài ngút mắt. Sau đó chúng tôi đi vào vùng đất trũng bao la trong một khu vực thật vắng vẻ tiêu điều để cuối cùng nhận ra một nơi tên gọi Toima. Sau khi ngủ lại một tối ở đây, chúng tôi mới lên đường đi Hiraizumi. Ta nghĩ rằng đoàn mình đã phải vượt đến trên ba mươi dặm181.

Đoạn văn nói trên miêu tả thành công tình cảm lẻ loi, không nơi nương tựa của hai người lữ khách nhầm đường, đã đi vào một khu vực lẫn khuất mình hoàn toàn xa lạ.Nó cũng bi kịch hóa cái niềm vui khi cả hai đến được Ishinomaki và vùng lân cận, từng nổi tiếng trong thi phú.Tuy nhiên, trên thực tế hình như Bashô và Sora không hề lạc đường.

Cây tùng Aneha và chiếc cầu Odae nằm ở phía tây Matsushima, còn Ishinomaki lại ở đằng đông. Không thể nghĩ được rằng hai người lữ khách đầy kinh nghiệm của chúng ta chưa biết điều đó, đến nổi đi về hướng Ishinomaki khi họ muốn viếng Aneha và Odae.

Nhật ký của Sora cho thấy họ không hề lạc đường, và hiểu rằng họ đã có kế hoạch đi Ishinomaki từ trước. Thực sự cái tên Ishinomaki đã hiện ra nhiều lần trong một lộ trình mà Sora soạn cho Bashô trước khi toàn bộ cuộc lữ hành bắt đầu. Hơn nữa, Bashô đã than phiền rằng: “Chúng tôi bèn đi kiếm chỗ trọ nhưng chẳng ai cho ngủ qua đêm” , một điều không đúng sự thật. Có người Bashô và Sora tình cờ gặp gỡ trên đường đã đưa họ đến một lữ quán (chứ không phải “túp lều hoang phế”) ở Ishinomaki; và họ đã được cung cấp đầy đủ tiện nghi. Câu kế tiếp “Ngày hôm sau chúng tôi tiếp tục cuộc hành trình trên một tuyến đường mình hoàn toàn xa lạ” cũng không đúng nốt vì đã có hai cư dân Ishinomaki rất thạo đường mà Bashô và Sora vừa mới làm quen đã tháp tùng khi họ rời thị trấn.

Có nhiều đoạn tương tự như thế trong Đường mòn miền Bắc. Thử đưa ra dăm thí dụ.

Chẳng hạn ở Iizuka, Bashô bị một chứng bệnh mạn tính tái phát và hầu như ngất xỉu, nhưng nhật ký của Sora, đặc biệt ghi lại chi tiết ngày hôm đó, lại không hề nhắc đến. Ở Matsushima, du ký của Bashô viết là ông choáng ngợp trước vẻ đẹp cảnh sắc đến độ không viết được câu nào, trên thực tế, như ta vừa nói tới bên trên, ông đã để lại một bài haiku. Ở Kisagata, du ký viết: “Hôm ấy trời trong xanh. Khi mặt trời ban mai tỏa sáng, chúng tôi lên thuyền ra ngoài biển”. Thế nhưng nhật ký của Sora lại chép hôm ấy mưa phùn suốt buổi sáng và họ chỉ lên thuyền sau bữa cơm chiều. Để biện hộ cho những điều tréo cẳng ngỗng như thế thì có giải thích là ký ức của Bashô về những sự kiện xảy ra đã trở nên mù mờ khi ông ngồi viết du ký ấy. Đôi trường hợp điều này đã xảy ra nhưng những sửa đổi về các sự kiện mà Bashô đã làm, đồng loạt đã đi theo một hướng nhất định cho nên khó thể nói một cách đơn thuần là trí nhớ đã phản bội ông. Hầu như trong mỗi trường hợp tu sửa, ông đều có ý định mỹ hóa hay bi kịch hóa cái kinh nghiệm của một nhà văn trong cuộc hành trình lẻ loi suốt miền Bắc đầy hiểm nghèo.

Nhà văn như có vẻ nhắm vào việc đem đến cho chúng ta một kinh nghiệm tâm linh chứ không phải đơn thuần ghi lại những sự kiện xảy ra theo lối văn xuôi.Đó là điều chúng ta ngóng đợi nơi một bút ký văn học. Dù ở một trình độ kém hơn về lượng, Bashô cũng đã từng làm như vậy trong những du ký trước đây của ông rồi. Ở điểm này, ông chẳng có chi độc đáo hơn người xưa. Nhật ký cung đình Nhật Bản, bắt đầu với Tsurayuki, không ít thì nhiều đã có tính hư cấu nằm bên trong. Một số hình như đã

181 Nguyên văn của Ueda là twenty leagues mà mỗi league là 4,8km. Như vậy Bashô cho rằng đoàn của mình đã đi hết 96km. Còn đây, người dịch đặm từ ri里(lý). Một lý khoảng 3,9km nên cũng xem như tương đương..