• 検索結果がありません。

Cột 7: Ví dụ về các biện pháp thúc đẩy các nhà máy và cơ sở kinh doanh tự giác nỗ lực giảm tải ở Nhật Bản tải ở Nhật Bản

3.6 Những nội dung liên quan khác

(1) Xúc tiến khảo sát chất lượng nước và nghiên cứu các vùng nước

Để điều tra ảnh hưởng của việc kiểm soát tổng tải lượng ô nhiễm đối với việc cải thiện chất lượng nước của vùng nước đối tượng, điều quan trọng là phải xem xét hiệu quả của TPLCS bằng cách thực hiện khảo sát chất lượng nước. Tải ô nhiễm thường được tìm thấy lắng đọng ở lớp trầm tích, nên lớp trầm tích cũng cần phải được khảo sát cùng với chất lượng nước.

Khi thực hiện TPLCS, liên quan tới việc tính toán tải lượng ô nhiễm ở lưu vực và phân tích mối quan hệ giữa tải lượng ô nhiễm và chất lượng nước của lưu vực, phần lớn nghiên cứu bao gồm các yếu tố nghiên cứu học thuật như thiết lập đơn vị gốc để tính tải lượng chảy ra từ các nguồn mặt như đất nông nghiệp, đánh giá khả năng tự làm sạch của tự nhiên, nắm được cơ chế ô nhiễm, và phát triển kỹ thuật xử lý nước thải. v.v…

Ngoài việc xúc tiến điều tra và nghiên cứu, việc phối hợp với các viện nghiên cứu có liên quan để thực hiện TPLCS một cách khoa học hơn cũng rất quan trọng.

(2) Đảm bảo nguồn kinh phí

Khi thực hiện TPLCS sẽ phát sinh nhiều chi phí để thực hiện đo chất lượng nước và thực hiện những khảo sát có liên quan, do đó cần phải xem xét đến việc đảm bảo nguồn kinh phí cho những hoạt động này.

Các nhà máy và cơ sở kinh doanh cần phải xây dựng hệ thống xử lý nước thải và vận hành hệ thống xử lý một cách thích hợp nhằm đạt được mục tiêu giảm tải lượng ô nhiễm. Về nguyên tắc,

市街地は下水道 農村

水路

農村部は農業集落排水 設

家屋のまばらな地域は浄化 槽

人口密度の高い市街地では 下水道を整備

農村 水路

農村や漁村、山村等で 集住している場合は、

小規模下水道を整備

家屋のまばらな地域は 個別に浄化槽を整備

Hệ thống thoát nước quy

mô nhỏ được xây dựng tại những nơi tập trung dân cư như các làng nông nghiệp, làng chài và làng miền núi, v.v…

Johkasou được lắp đặt cho từng hộ ở khu vực dân cư thưa thớt.

Làng nông nghiệp Đường dẫn nước

Hệ thống thoát nước được xây dựng ở những khu vực nhà cửa san sát tập trung đông dân cư.

những chi phí này do các đơn vị kinh doanh chi trả như là một chi phí không thể thiếu khi thực hiện dự án ở Nhật Bản. Các biện pháp hỗ trợ như khoản vay chính sách lãi suất thấp được cung cấp cho các nhà máy và cơ sở kinh doanh, được áp dụng chủ yếu cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ với năng lực tài chính yếu. Ở Nhật Bản trước đây từng phổ biến quan điểm cho rằng điều quan trọng là hướng đến sự hài hòa giữa môi trường và tăng trưởng kinh tế, nhưng sau khi Luật cơ bản về kiểm soát ô nhiễm môi trường được sửa đổi năm 1970, khi ô nhiễm môi trường trở nên nghiêm trọng, thì người ta đã chuyển sang quan điểm ưu tiên bảo vệ môi trường so với phát triển kinh tế7. Do đó, Nhật Bản không áp dụng quan điểm không thực hiện phòng chống ô nhiễm vì lý do gặp khó khăn trong việc huy động vốn.

Ngoài ra, để xử lý nước thải sinh hoạt, những dự án công trình công cộng như xây dựng hệ thống thoát nước, v.v... được thực hiện. Những dự án này cũng cần nguồn vốn, và trong những năm gần đây một vài nước đã bắt đầu áp dụng hệ thống tận dụng nguồn vốn của khối tư nhân cho các dự án công cộng thông qua các mô hình như Sáng kiến Tài chính Tư nhân (Private Finance Initiative - PFI), Chuyển giao Hoạt động Xây dựng (Build Operating Transfer - BOT), và Hợp tác Công Tư (Public Private Partnership - PPP), v.v…

(3) Phát triển và bảo vệ nguồn nhân lực

Để việc thực hiện TPLCS được thuận lợi, cần phải đào tạo nguồn nhân lực với kiến thức chuyên môn về bảo vệ môi trường nước và xử lý nước thải.

Ở Nhật, pháp luật quy định mỗi nhà máy gây ra ô nhiễm phải xây dựng một hệ thống phòng chống ô nhiễm và bố trí một nhân viên quản lý kiểm soát ô nhiễm. Nhân viên quản lý kiểm soát ô nhiễm là một kỹ sư có kiến thức chuyên môn và đóng vai trò là người thông thạo các hệ thống liên quan tới bảo vệ chất lượng nước trong việc thực hiện tự giác giảm tải ô nhiễm tại các nhà máy và cơ sở kinh doanh. Chế độ nhân viên quản lý kiểm soát ô nhiễm được triển khai vào năm tài chính 1971, khi các vấn đề về môi trường nổi lên một cách rõ ràng ở Nhật, và số lượng người dự thi trong năm đầu tiên tổ chức kỳ thi quốc gia cho nhân viên quản lý kiểm soát ô nhiễm là hơn 100.000 người.

○ Đối với các đơn vị kinh doanh, thông qua các đoàn thể và các buổi hội thảo, v.v… phổ biến ý nghĩa và nội dung của kế hoạch kiểm soát tổng tải lượng ô nhiễm, yêu cầu sự nỗ lực và hợp tác nhằm đáp ứng tiêu chuẩn kiểm soát tải ô nhiễm và giảm tải lượng ô nhiễm.

○ Đối với người dân, thông qua các phương pháp tuyên truyền như phát tờ rơi và các diễn đàn khác nhau, tuyên truyền về các biện pháp xử lý nước thải sinh hoạt có thể thực hiện tại nhà và phổ biến kiến thức về ô nhiễm nước.

Tài liệu tham khảo 1: Kinh nghiệm của Nhật Bản về ô nhiễm nước và biện pháp